Bài 1: Bằng các kiến thức đã học về âm học hãy giải thích các hiện tượng sau: a. Khi dùng tay miết vào tờ giấy ta nghe tiếng rít. Khi đó vật nào phát ra tiếng kêu. b.Tại sao khi gõ thìa vào thành cốc thuỷ tinh ta nghe được âm thanh? c. Khi người ta thả Sáo diều chúng ta nghe tiếng sáo vi vu trong không gian. Vậy vật nào dao động để phát ra âm thanh. d. Khi đi qua một đường dây điện ta nghe tiếng ù ù. Đó có phải là âm phát ra do dòng điện chạy trong dây dao động phát ra không? e. Tại sao khi có gió nhẹ mặt hồ gợn sóng lăn tăn (dao động) ta lại không nghe thấy tiếng? f. Tại sao khi bơm lốp xe ôtô người thợ lại lấy búa hoặc thanh sắt gõ vào lốp. Giải thích? g. Khi ta vỗ tay: Nếu hai bàn tay khum sẽ phát ra âm trầm còn nếu xoè tay phát ra âm cao hơn tại sao? Bài 2: Bạn Duy khẳng định rằng: Chỉ cần nghe tiếng sáo diều thì Duy có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng những kiến thức vật lý hãy giải thích và cho biết lời khẳng định trên đúng hay sai? Bài 3: Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng. Bài 4: Tại sao khi gõ vào đầu của một ống kim loại dài thì người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng tách rời nhau? Bài 5: Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai vào mặt đất. Tại sao? Bài 6: Tại sao khi nói chuyện trong phòng ta thường nghe tiếng to hơn ngoài trời. Bài 7: Để đo sự nông sâu của các vùng biển người ta thường phát các tín hiệu siêu âm, một thời gian sau thu tín hiệu phản hồi và xác định được độ sâu của vùng biển đó. Hãy giải thích cách làm trên và đưa phương án thực hiện quá trình trên. Bài 8: Bạn hãy nêu tác dụng của trần nhà. Tại sao người ta thường đóng trần nhà bằng hai lớp? Bài 9: Để kiểm tra một bộ phận nào đó của động cơ đang làm việc, những người thợ thường đặt búa vào gần vị trí đó và ghé tai vào đầu kia của cán búa. Em hãy cho biết cơ sở khoa học của phương pháp này? Bài 10: Tại sao những nơi công cộng các trạm điện thoại thường làm bằng buồng kính? Bài 11: Một người phát ra âm, sau 5 giây thì nghe tiếng của mình vọng lại từ một bức tường gần đó. Xác định khoảng cách giữa người đó và bức tường. Cho biết vận tốc truiyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 12: Một người nhìn thấy máy bay bay trước mặt mình sau 1,5 giây mới nghe tiếng máy bay. Tính vận tốc của máy bay? Cho biết vân tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 13: Một người đứng cách bờ tường một khoảng nào đó, sau khi phát ra một tín hiệu âm thanh sau 1s nghe tiếng vọng lại. Hãy tính khoảng cách từ người đó đến bức tường. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 14: Một người nhìn thấy một người gõ trống, sau 2s mới nghe được tiếng trống. Hỏi người đó đứng cách chỗ đánh trống bao xa? Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Bài 15: Một người đứng cạnh ống kim loại. khi gõ vào đầu kia của ống, người đó nghe nghe hai âm cách nhau 0,5s. Tính chiều dài của ống kim loại nếu biết vận tốc âm truyền trong không khí và trong kim loại lần lượt là 340m/s và 610m/s. Bài 16: Để đo độ sâu rãnh biển sâu nhất thế giới Mariana, người ta dùng phương pháp định vị hồi âm bằng sóng siêu âm. Sau khi phát ra siêu âm hướng xuống biển thì sau 14,628 giây, người ta mới nhận được tín hiệu phản xạ của nó từ đáy biển. Vận tốc truyền của siêu âm trong nước là 1500 m/s. Tìm độ sâu rãnh biển Mariana. Bài 17: Vật A thực hiện 400 dao động trong 25 giây. Vật B thực hiện 2 160 000 dao động trong 1,5 phút. a/ Tìm tần số dao động của mỗi vật. b/ Tai người bình thường nghe được âm do vật nào phát ra? Vì sao? Tên gọi của hai âm do hai vật A, B phát ra là gì?

Các câu hỏi liên quan

1. Gap - filling: Choose the suitable words from the box to complete the sentences. advantage enjoyable concentrate disruptive radiation submit screen downloaded distract look 1. A tablet can be used to take notes with a digital pen on a touch _______. 2. A computer or laptop can be your powerful weapon and you can take _______ of the Internet to support your study. 3. Personal electronic devices which _______ students from their class work are banned in most schools. 4. Depending on learners’ preference and convenience, they can ______ up new words in an electronic dictionary or printed version. 5. Digital lessons are available in a variety of web pages and they can be freely _______ and stored in your computers. 6. Since the appearance of electronic devices, lessons have become more and more ______. 7. Many of the students prefer to _______ their assignment papers to their lecturers online via e-mail or even Facebook. 8. If your smartphone rings while you are learning or working, you cannot ________ on your study or work. 9. In this situation when you are annoyed and interfered with your device, it becomes ________. 10. The ______ from electronics might harm your brain and cause permanent impact. 2. Word formation: Give the correct form of the words in brackets. 1. One of the functions of computer, which only some people know, is to do _____. (calculate) 2. Voice ______ is the app which helps some types of smartphone attracts customers. (recognize) 3. She had a ________ influence on the rest of the class, as her phone rang suddenly. (disrupt) 4. Accessing to _______ information harms your mental health. (appropriate) 5. Some people support the view that _______ electronic devices may bring more harm than good to students. (person) 6. An Iphone 6 is said to offer a lot of useful _______ for learning and entertaining. (apply) 7. Nowadays, _________ between people around the world is becoming much more convenient thanks to the aid of modem technology. (communicate) 8. She was _______ with her son because he overused the Internet and did not concentrate on his study. (appoint) 9. In order to make language learning more _______ you must choose a device which is suitable for your learning style. (effect) 10. Your ________ which affects your speaking achievement, can be improved by taking advantage of some types of software. (pronounce)