Bài 1: Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các chất sau: a) anđehit axetic, ancol etylic, axit axetic, đimetylete? b) Phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử. Bài 2: Lấy a gam hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5COOH tiến hành thí nghiệm sau: TN1: Cho a gam hỗn hợp tác dụng với Na dư thu được 336ml khí H2 đkc TN2: Để trung hoà hết a gam hỗn hợp thì cần vừa đủ V ml dd NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau pư thu được 2,6 gam muối khan. Hãy tính % khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp và giá trị V? Bài 3: Cho 25,6 (g) hỗn hợp gồm propen và anđehit axetic phản ứng vừa đủ với 13,44 lít H2 (lấy ở đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Bài 4: X là một axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 (g) X thì thu được 13,2 (g) CO2. Mặt khác, nếu lấy 0,1 mol X thì phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Xác định CTCT và gọi tên thay thế đúng của X. Bài 5: Cho 30,4 (g) hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic tác dụng với Na dư thu được 6,72 lít khí (đo ở đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu. Bài 6: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là?

Các câu hỏi liên quan

Chọn câu không đúng trong các câu sau đây: * A.Xoong nồi thường làm bằng kim loại. B.Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn. C.Ngày trời lạnh sờ tay vào vật bằng đồng thấy lạnh hơn vật bằng gỗ. D. Bức xạ nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không. Có 3 vật làm bằng các chất khác nhau: vật thứ nhất làm bằng nhôm, vật thứ 2 làm bằng thép, vật thứ 3 làm bằng chì. Nhúng cả 3 vật vào trong một chậu nước nóng. Hỏi sau khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của 3 vật như thế nào? * A.Nhiệt độ của ba vật như nhau. B.Nhiệt độ của nhôm lớn nhất. C.Nhiệt độ của chì lớn nhất. D.Nhiệt độ của thép lớn nhất. Chọn câu không đúng. * A.Nhiệt truyền từ vật có nhiệt năng cao hơn sang vật có nhiệt năng thấp hơn. B. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C.Quá trình truyền nhiệt xảy ra đến khi hai vật có nhiệt độ bằng nhau thì ngừng lại. D. Có thể thay đổi nhiệt năng của một vật bằng thực hiện công hoặc truyền nhiệt. Trong các vật sau đây vật nào không có động năng. * A.Viên đạn bay ra khỏi lòng súng. B.Máy bay đang bay trên trời C. Máy bay đang nằm trên sân ga. D. Ô tô đang chạy trên đường. Phát biểu nào sau đây không đúng . * A. Một vật càng nặng thế năng trọng trường càng lớn. B. Một vật có cơ năng khi có khả năng thực hiện công . C. Hai vật có vận tốc bằng nhau thì có động năng bằng nhau. D. Thế năng trọng trường phụ thuộc vào mốc để tính độ cao của vật.