Bài 1: Câu 1: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Mỗi loại câu cho một ví dụ. Câu 2: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Câu 3: Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động. 1) Trong phần đầu văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Bác Hồ đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. 2) Mỗi Tết Trung thu, Bác lại gửi thư hay quà cho các cháu thiếu nhi. 3. Ngài xơi bát yến vừa xong. 4) Tôi dành hầu hết cho em bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển, bộ chỉ màu. 5) Ngót ba mươi năm, bôn ba bốn phương trời, Hồ Chí Minh vẫn giữ thuần túy trong mình cốt cách, tính tình của một người Việt Nam. Bài 2: Nhớ lại văn bản “ Ý nghĩa văn chương” rồi trả lời câu hỏi sau: Câu 1: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu và công dụng của văn chương là gì? Câu 2: a. Giải thích câu của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". b. Em hãy tìm những dẫn chứng trong một số văn bản đã học chứng minh câu nói đó của Hoài Thanh. Trình bày bằng một đoạn văn nghị luận chứng minh khoảng 8-10 câu. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động, gạch chân và chỉ rõ câu bị động ấy.

Các câu hỏi liên quan