Bài 1: Cho đoạn trích sau: Lòng nhân đạo tức là lòng thương người. Thế nào là lòng thương người thế nào là lòng nhân đạo ? Hằng ngày, chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua, răng long tóc bạc, đáng lẽ phải được sống trong sự chăm sóc, đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất, sống bằng của bố thí của kẻ qua đường; đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng, mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ… Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo. Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Gan-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người, ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy. (Theo Lâm Ngũ Đường – Tinh hoa xử thế) 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Em hãy nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích trên ? 3. Tìm câu chủ đề của đoạn văn thứ hai và cho biết nội dung đoạn văn được trình bày theo cách nào ? 4. Câu in đậm trong đoạn trích trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 5. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ của em về lòng nhân đạo.

Các câu hỏi liên quan