1,So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
2,a)Từ so sánh : bao nhiêu, bấy nhiêu ( so sánh ngang bằng )
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao)
b)Từ so sánh : là ( so sánh ngang bằng ).
Gió thổi là chổi trời Nước mưa là cưa trời. (Tục ngữ )
c)Từ so sánh : hơn ( so sánh không ngang bằng ).
Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. (Ca dao)
3,* Những phép so sánh có trong đoạn văn trên là:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (kiểu so sánh ngang bằng)
- Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (kiểu so sánh ngang bằng)
Tác dụng: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.