Câu 1: Tức cảnh Pác Bó:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu 2: Hoàn cảnh: Bài thơ được viết tháng 2 năm 1941- Khi người sống và làm việc ở hang Pác Bó- Cao Bằng.
Câu 3: Sau khi đọc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó" em thấy Bác quả là người chiến sĩ cách mạng đáng để học tập. Bác sống giản dị bên thiên nhiên. Sáng ra bờ suối, tối vào hang, thật nhịp nhàng và nề nếp. Hàng ngày, Bác ăn những món ăn đạm bạc như cháo bẹ, rau măng thiếu thốn kham khổ nhưng Bác vẫn sẵn sàng. Bác làm việc trên chiếc bàn đá chông chênh ngoài bờ suối. Người ngày ngày dịch sử Đảng, một công việc lớn lao. Đó chính là niềm vui của Bác, niềm vui phơi phới, thoải mái, ung dung gắn với cảnh thiên nhiên, núi rừng. Trong câu cuối, Bác thốt lên với tinh thần lạc quan, phơi phới :" Cuộc đời cách mạng thật là sang". Vượt lên trên tất cả những khó khăn về vật chất và điều kiện sinh hoạt, Bác vẫn thấy lạc quan và tin tưởng , vui giữa thiên nhiên. Niềm vui đc trở lại với đát nước và hoạt đông cách mạng. Niềm tin vào sự thắng lợi của ccahs mangj. Chao ôi! tinh thần ấy mới đáng quý làm sao! Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ giản dị, giọng điệu đùa vui, hóm hỉnh đã vẽ lên được đầy đủ những thiếu thốn về vật chất và điều kiện sinh hoạt của đồng thơi cho ta thấy tinh thần lạc quan yêu đời của Bác những ngày ở Pác Bó, Cao Bằng