Bài 1: Đọc lại 3 đoạn văn ở mục I trong SGK và dựa vào bài giảng, em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách hoàn thành bảng bên dưới: Mỗi đoạn văn trên tả ai? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào? Đoạn văn nào tác giả tập trung miêu tả chân dung nhân vật và đoạn văn nào tả người gắn với công việc? |Đoạn văn |Đối tượng miêu tả|Đặc điểm nổi bật|Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả|Nhận xét| |1|_________|_________________|________________|________________________________|________| |2|_________|_________________|________________|________________________________|________| |3|_________|_________________|________________|________________________________|________|

Các câu hỏi liên quan

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Cuộc sống của chúng ta giống như những chuyến đi bởi lẽ, ta luôn có nhiều những lựa chọn nhưng không nên mất quá nhiều thời gian để tìm được kết quả mình muốn. Khi thật sự rã rời thân thể, bạn hãy dừng lại ven đường nghỉ ngơi đôi chút. Dừng lại và bước đi đúng là cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất. Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Cảm giác của việc lao nhanh và phía trước tuyệt vời thật, nhưng biết đâu vực thẳm đâu đó mà bạn không kịp nhìn thấy, và biết đâu chiếc xe đã bị đứt thắng phanh. Có hàng trăm trở ngại, và bạn không bao giờ được tự mãn... Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Dĩ nhiên, lúc tận hưởng cảm giác hạnh phúc thì không phải bất hạnh sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Cuộc đời vốn là một chuyến đi, cái bạn cần là "để dành" sức lực và cảm hứng cho những chặng đường kế tiếp. (Những con dốc cuộc đời,Nguyễn Quỳnh,Sinh viên Việt Nam) (https://www.chungta.com/…/tu-…/nhung_con_doc_cuoc_doi-4.html) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Hãy nêu cách phục hồi năng lực nhanh chóng nhất được thể hiện trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Cuộc sống cũng giống một con đường, khi bạn đang bước trên những khổ đau thì đó là lúc bạn buộc phải "lên dốc" trong hành trình của đời mình. Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: Lên dốc tuy chậm chạp, mệt mỏi thật nhưng phải thừa nhận mức độ an toàn cao hơn khi bạn thả dốc. Câu 4. Anh/chị có đồng tình lời khuyên cái bạn cần do tác giả đưa ra ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa của việc vượt qua những con dốc cuộc đời trong cuộc sống con người.