Bài 1.Giả sử tệp số nguyên chứa 2 số nguyên. Viết ct tính a^b. Bài 2. Viết ct đọc dữ liệu từ tệp vd: . inp chứa 2 số nguyên sau đó tính trung bình cộng. Mn giúp vs Cám ơn nhìu

Các câu hỏi liên quan

Đọc các đoạn văn nghị luận sau đây để làm rõ: những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua mỗi đoạn văn? Các tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn trên không chỉ có sức thuyết phục về lí trí mà còn tác động đến tình cảm? a. “… Cuối bài thơ, con hổ tha thiết gọi rừng và tự hào về nơi ấy – không nơi đâu sánh bằng. Điệp từ được sử dụng rộng rãi, tô đậm tình yêu mãnh liệt không gì thay đổi được của chúa sơn lâm với rừng. Câu cảm thán, câu gọi, câu hỏi, câu trần thuật đan xen khiến người đọc hình dung hổ đang trò chuyện trong trí tưởng tượng với niềm nhớ thương của nó. Nơi ấy hùng vĩ biết bao, thiêng liêng biết bao, vậy mà suốt đời còn lại, hổ không còn nhìn thấy nữa. Tuy thế, ngày ngày, tại nơi bị giam cầm trong vườn Bách Thú, tâm hồn hổ vẫn hướng về rừng, sống với đại ngàn sâu thẳm trong mộng. Loài người chỉ giam cầm được thân xác chứ sao có thể giam hãm được tâm hồn chúa sơn lâm…”. (Bài làm của học sinh) b. “… Nhưng không có con chó Vàng có lẽ truyện Lão Hạc không thể nào sâu lắng và cảm động đến thế. Dùng con vật như một đối sánh để khắc họa chân dung con người không còn là thủ pháp nghệ thuật xa lạ nữa… Liệu có thể hình dung đầy đủ về Lão Hạc không, nếu thiếu đi con chó ấy? Rõ ràng Nam Cao có dụng ý đối chiếu ý thức sở hữu của người trí thức và người nông dân. Ông giáo vô cùng yêu quí những quyển sách của mình. Nhưng đối với ông giáo, sách chỉ là một kỉ vật về một thời đầy ước mơ, và cũng chỉ thế thôi! Con chó Vàng với lão Hạc biết bao ý nghĩa. Nó là một tài sản, là một vật nuôi, nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt. Song, phát hiện sâu sắc đến kì lạ của ngòi bút Nam Cao ở đây vẫn là tư cách thứ tư của nó: con Vàng là một thành viên trong gia đình lão Hạc. Có một đứa con độc nhất thì đã bỏ lão mà đi. Sống cô quạnh trong tuổi già trống trơ, lạnh lẽo, lão có một nhu cầu rất tự nhiên: được làm cha, làm ông nội. Có bao nhiêu tình cảm chất chứa trong lòng, lão dồn hết vào con chó… Cứ thế, ranh giới của sự phân đẳng người – vật đã bị xóa nhòa từ bao giờ. Dường như vật nuôi đã được người hóa. Cũng vì thế, khi cuộc sống tàn ác buộc lão phải chà đạp, phải thủ tiêu quan hệ tình cảm này, lão đã rơi vào bi kịch…” Các bạn làm hộ mình nhé :)) sẽ rate 5* (Theo Chu Văn Sơn)