2:
Cảnh dòng sông buổi sáng thì: "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha" , Ấy thế mà buổi trưa thì lại: " Áo xanh sông mặc như là mới may", buổi chiều thì dòng sông có vẻ " hây hây ráng vàng" của áng mây, buổi tối trông rõ vầng trăng bơi lặn tên sông và thêm nữa là "trên nền nhung tím muôn ngàn sao lên". Đêm đến, Dòng sông quê hiền lành ngủ yên, mà cứ "Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ". Đoạn thơ này rất hay và rất giàu hình ảnh đẹp. Khi dạy tập đọc hay ra đề thi về cảm thụ văn học, tôi nghĩ: thầy cô mình nên bám vào chi tiết này hay biết mấy.
Đây là một bài thơ tả cảnh thiên nhiên khá tinh tế. Cũng như bài thơ viết chung cho mọ người và viết riêng cho thiếu nhi chúng ta. Trong bài thơ này phép nhân hóa, phép ẩn dụ đã được tác giả sử dụng rất khéo léo tài tình.
Nhà thơ Phạm Đình Ân cho rằng:
Mấy câu kết thúc bài thơ cũng rất thú vị. Ấy là tả đến cảnh đêm rồi, bài thơ vẫn chưa dừng lại mà vẫn tiếp tục mở ra sang sáng hôm sau, với hình ảnh áo mới của sông là hoa bưởi trắng:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai...
Như vậy bài thơ hứa hẹn tiếp tục một và nhiều vòng quay mới của ngày đêm, đồng nghĩa với việc dòng sông quê mến yêu vẫn liên tục thay áo mới...