Câu a: Lấy ví dụ, văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động
- Những câu tục ngữ về sản xuất và lao động được đúc rút từ kinh nghiệm, trải qua quá trình lao động của người xưa
- Ví dụ: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Nhất thì, nhì thục
Câu b: Lấy ví dụ văn chương bắt nguồn từ thực tế đấu tranh, bảo vệ đất nước.
- " Sông núi nước Nam" của Lý Thường Kiệt sáng tác trong hoàn cảnh: Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách. Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mãnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ.
Câu c: Lấy ví dụ, văn chương bắt nguồn từ văn hóa, lễ hội, trò chơi,...
- Bài thơ " Bánh trôi nước" được sáng tác dựa trên hình ảnh tả thật là hình ảnh bánh trôi, là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
Câu d: Lấy ví dụ, văn chương phản ánh công lí xã hội.
- Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia. Từ đó, lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên