Bài 29: Bài luyện tập 5
Câu 1: Ở điều kiện thường oxi tồn tại ở trạng thái nào?
A. Rắn B. Khí C. Huyền phù D. Lỏng
Câu 2: Oxi được thu bằng cách đẩy nước vì:
A. Nhẹ hơn nước B. Nặng hơn nước
C. Tan nhiều trong nước D. Tan ít trong nước
Câu 3: Oxi nặng hay nhẹ hơn khí hiđro:
A. Nặng hơn C. Nhẹ hơn
B. Bằng nhau D. Không xác định được
Câu 4: Để dập tắt đám cháy do xăng dầu, người ta làm như sau:
A. Phun nước vào ngọn lửa B. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa
C. Phủ cát vào ngọn lửa D. Cả B và C
Câu 5: Cho 7,2 gam Magie tác dụng với V lít khí oxi ở đktc. Sau phản ứng thu được a gam Magie oxit. Giá trị V là:
A. 3,36 B. 4,48 C. 6,72 D. 8,96
Câu 6: Cho 0,3 mol lưu huỳnh tác dụng với 0,5 mol oxi. Sau phản ứng thu được a gam lưu huỳnh đioxit. Chất còn dư sau phản ứng là.
A. Lưu huỳnh C. Oxi
B. Lưu huỳnh đioxit D. Không xác định
Câu 7: Tính khối lượng Kalipemanganat phải dùng để điều chế 2 lít khí oxi ở đktc. Biết rằng trong quá trình điều chế hao hụt mất 10% lượng khí oxi.
A. 29,8 B. 30,24 C. 31,32 D. 18,Câu 8: Tính khối lượng của KClO3 để điều chế 6,72 lít khí oxi ở đktc.
A. 12,5 B. 10,24 C. 25,5 D. 24.5
Câu 9: Tính khối lượng của nhôm oxit . Khi cho 10,8 gam nhôm tác dụng với 8,96 lít khí oxi ở đktc.
A. 22,5 B. 20,4 C. 25,9 D. 28.5
Câu 10: Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng
A. 2S + 3O2 → 2SO3 B. S + O2 → SO2
C. P + O2 → P2O5 D. P + O2 →P2O5