Bài 3:
a. - Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN là: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại.
- Vai trò của nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tự nhân đôi ADN: quá trình nhân đôi được diễn ra một cách chính xác giúp truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tế bào.
b. - Hai gen B và b có chiều dài bằng nhau nên đều có số nu bằng nhau và bằng:
$4080 : 3,4 . 2 = 2400 (nu)$
- Số lượng nu từng loại của gen B là:
$A = T = 2400 : 2 : 4 = 300 (nu)$
$G = X = 2400 : 2: 4 . 3 = 900 (nu)$
- Số lượng nu từng loại của gen b là:
$A = T = 2400 : 2 : 5 . 2 = 480 (nu)$
$G = X = 2400 : 2 : 5 . 3 = 720 (nu)$
- Gen B có cấu trúc bền vững hơn gen b vì gen B có nhiều liên kết $H_{2}$ hơn (do có ít cặp A – T và nhiều cặp G – X hơn).
Câu 4:
- Mạch 1:
$\%A_{1}-\%X_{1}=10\%$ → $\%A_{1}=\%X_{1}+10\%$
$\%T_{1}-\%X_{1}=30\%$ → $\%T_{1}=\%X_{1}+30\%$
- Mạch 2:
$\%X_{2}-\%G_{2}=20\%$ → $\%G_{1}-\%X_{1}=20\%$
→ $\%G_{1}=\%X_{1}+20\%$
Mà $\%A_{1}+\%T_{1}+\%X_{1}+\%G_{1}=100\%$
→ $\%X_{1}+10\%+\%X_{1}+30\%+\%X_{1}+\%X_{1}+20\%=100\%$
→ $\%X_{1}=10%$
- Tỉ lệ nu loại G của gen là:
$G = (\%X_{1}+ \%G_{1}) : 2= 20\%$