Bài 3 giải các hê phương trình bằng phương pháp thế

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A. Văn học dân gian. B. Văn học viết C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân Câu 3: Câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” thuộc thể loại văn học dân gian nào ? A. Thành ngữ.     B. Tục ngữ C. Ca dao     D. Vè Câu 4: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì ? A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên. B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận ? A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Câu 6: Những câu tục ngữ thường được biểu đạt theo phương thức nào ? A. Tự sự        B. Miêu tả C. Biểu cảm       D. Nghị luận Câu 7: Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào ? A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau D. Gần nghĩa với nhau Câu 8: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng C. Ăn cháo đá bát D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng Câu 9: Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? A. Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. C. Cả A và B đều đúng. D. Rút gọn câu càng ngắn càng tốt. Câu 10: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ? A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất. B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất. C. Mình đọc sách là nhiều nhất. D. Đọc sách. Câu 11: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ? A. Trạng ngữ.        B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ.        D. Bổ ngữ. Câu 12: Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong hai thành phần sau: A. Chủ ngữ.         B. Vị ngữ Câu 13: Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ? A. Luận điểm        B. Luận cứ C. Lập luận        D. Cả ba yếu tố trên. Câu 14: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm . B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm. C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết. D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Câu 15: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ? A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết . B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý. D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm