Bài 3: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 7cm, OB = 3cm. a. Tính AB. b. Cũng trên Ox lấy điểm C sao cho OC = 5cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? c. Tính BC, CA. d. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng nào? Bài 4: Cho đoạn thẳng AC = 5cm. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho BC = 3cm. a. Tính AB. b. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho DB = 6 cm. So sánh BC và CD. c. Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng DB không? Vì sao? Bài 5: Cho đoạn thẳng AC = 7cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho BC = 3cm. a. Tính độ dài đoạn thẳng AB. b. Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD = 6cm. So sánh BC và CD. c. Điểm C có phải là trung điểm của BD không? Bài 6: Cho 90 điểm trong đó cứ 2 điểm ta sẽ vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Bài 7: Cho 100 điểm trong đó có năm điểm thẳng hàng, cứ 2 điểm ta sẽ vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng?

Các câu hỏi liên quan

Câu 1. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được sáng tác trong giai đoạn nào? * 1 điểm A. 1930-1945 B. 1945-1954 C. 1954-1975 D. 1975-2000 Câu 2. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết cùng thể thơ với bài thơ nào em đã học? * 1 điểm A. Đồng chí B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính C. Ánh trăng D. Bếp lửa Câu 3. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"? * 1 điểm A. Hào hùng, mạnh mẽ B. Trong sáng, thiết tha C. Bâng khuâng, tiếc nuối D. Nghiêm trang, thành kính Câu 4. Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ đã thể hiện tình cảm gì? * 1 điểm A. Tình yêu thiên nhiên, đất nước. B. Tình yêu cuộc sống. C. Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời. D. Cả 3 ý trên. Câu 5. Phép tu từ nào đã được sử dụng trong câu thơ "Một mùa xuân nho nhỏ"? * 1 điểm A. Ẩn dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 6. Có bao nhiêu phép liên kết em đã học? * 1 điểm A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7. Thế nào là phép thế? * 1 điểm A. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước. B. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. C. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. D. Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ ở câu đứng trước. Câu 8. Nhận định nào sau đây là chưa chính xác? * 1 điểm A. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. B. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản chỉ cần có sự liên kết chặt chẽ về nội dung. C. Các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn. D. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Câu 9. Đại từ " nó" trong đoạn văn sau có tác dụng thay thế cho từ (hoặc cụm từ nào)? Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ. Nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... * 1 điểm A. cái im lặng B. lúc đó C. thật dễ sợ D. cái im lặng lúc đó Câu 10. Trong đoạn văn sau đây đã sử dụng phép liên kết gì qua từ "Anh ta"? Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. * 1 điểm A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Phép đồng nghĩa TỰ LUẬN: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) để nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:"Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời" (Mùa xuân nho nhỏ) *