Bài 5:
Tóm tắt
m1 = 0,5kg
t1 = 80 độ C
t2 = 15 độ C
t = 20 độ C
c1 = 380J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K
m2 = ?
Giải
Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 80 độ C --> 20 độ C là:
Q1 = m1.c1.( t1 - t ) = 0,5.380.( 80 - 20 ) = 11400 J
Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 15 độ C --> 20 độ C là:
Q2 = m2.c2.( t - t2 ) = m2.4200.( 20 - 15 ) = 21000m2
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2
11400 = 21000m2
m2 = 11400/21000 = 0,54 kg
Bài 6:
Tóm tắt
m1 = 0,5kg
V = 1l --> m2 = 1kg
t1 = 20 độ C
t = 100 độ C
c1 = 880J/kg.K
c2 = 4200J/kg.K
Q = ?
Giải
Nhiệt lượng của ấm nhôm thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 độ C --> 100 độ C là:
Q1 = m1.c1.( t - t1 ) = 0,5.880.( 100 - 20 ) = 35200 J
Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20 độ C --> 100 độ C là:
Q2 = m2.c2.( t - t1 ) = 1.4200.( 100 - 20 ) = 336000 J
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:
Q = Q1 + Q2 = 35200 + 336000 =371200 J
Bài 7:
Tóm tắt
V = 30l --> m2 = 30kg
t1 = 80 độ C
t2 = 16 độ C
t = 36 độ C
m1 = ?
Giải
Nhiệt lượng của nước nóng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 80 độ C --> 36 độ C là:
Q1 = m1.c.( t1 - t ) = m1.c.( 80 - 36 ) = 44.m1.c
Nhiệt lượng của nước ( lạnh ) thu vào để tăng nhiệt độ từ 16 độ C --> 36 độ C là:
Q2 = m2.c.( t - t2 ) = 30.c.( 36 - 16 ) = 600c
Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Q1 = Q2
44.m1.c = 600c
44.m1 = 600
m1 = 600/44 = 13,63 kg