BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ CÂU TRẦN THUẬT VÀ CÂU PHỦ ĐỊNH Bài 1: Nêu tác dụng của những câu trần thuật dưới đây: (1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. (2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất. (3)Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. (4) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. (5) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn. (6) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. (7) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. (8) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế. Bài 2: Đặt câu trần thuật dùng để: - Miêu tả một loài hoa - Kể về một việc nào đó của em hoặc bạn em - Thông báo ngày mai cả lớp nộp bài cho thầy cô. - Nhờ vả ai đó làm một việc gì đó. - Khen ngợi một bạn chữ đẹp hoặc học giỏi. Bài 3: Tìm câu phủ định và câu kiểu khác được dùng để thể hiện ý nghĩa phủ đinh trong những đoạn trích sau : a. Không ! Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ? (Nam Cao, Lão Hạc) b. – Tháng này việc của mày bở đấy. Đã hỏi tiền canh đám chưa ? – Nào ai đã hỏi vào lúc nào được ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) c. Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu ? Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. ( Theo Lý Lan, cổng trường mở ra) Bài 4: Viết đoạn văn với chủ đề về gia đình. Trong đó có sử dụng các kiểu câu đã học(Ít nhất 3 kiểu câu). Gạch chân và xác định từng kiểu câu được em sử dụng trong đoạn văn. làm giúp mik vs cho 5 sao @@

Các câu hỏi liên quan