Cách mạng Hà Lan TK XVI:
- Nguyên nhân:
+ Vào TK XVI nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê- đéc- lan phát tiển mạnh nhất Châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha ngăn cản
+ Chính sách cai trị hà khắc của Tây Ban Nha càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các dân tộc
- Kết quả:
+ Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê- đéc-lan đã thành lập " các tỉnh liên hiệp" ( sau là Cộng hòa Hà Lan)
+ Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan
- Ý nghĩa: Cách mạng Hà Lan TK XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Cách mạng tư sản Anh TK XVII
- Nguyên nhân:
+ Đến TK XVII, nền kinh tế nước tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ,.. Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.
+ Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến đã chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản, bằng cách "rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất chiếm thành những đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu để lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất đất thì trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê...
- Kết quả:
+ Năm 1460, vua Sác lơ I triệu tập Quốc hội Anh nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã phản đối kịch liệt. Sác lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội
+ Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước đầu thắng lợi nghiêng về phía quân đội nhà vua
+ Quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến, đưa Vin- hem Ô- ran- giơ lên ngôi, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
Ý nghĩa:
+ cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quy mô quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh đạo, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ đã giành thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
+ Tuy nhiên đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn "ngôi vua". Mặt khác, cách mạng chỉ đáp ứng được quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Nguyên nhân:
+ Sau khi Cô- lôm- bô tìm ra châu Mĩ, người anh đến Bắc Mỹ ngày một nhiều. Đến TK XVII, họ đã thiết lập được 113 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây
- Kết quả: Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền độc lập cảu 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mỹ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là tổng thống.
- Ý nghĩa: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc các mạng tư sản, đã thực hiện được 2 nhiệm vụ cùng 1 lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.