@Mon
Ba gạch đầu dòng rất dễ bn tự làm nha (hoặc lên wiki tìm nhá)
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Nhận định đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau rất chặt chẽ.
- Giới thiệu nội dung phép học của nguyễn thiếp
- Học là gì?
- Hành là gì?
Người xưa có câu “học đi đôi với hành” là phương pháp học được áp dụng từ thời xa xưa cho đến ngày này, thể hiện qua việc áp những tấm bản đồ địa lý trong việc tìm ranh giới quân thù được ông cha ta vận dụng trong việc tìm địa bàn làm căn cứ đóng quan an toàn cho dân tộc. Học và hành dường như không liên quan tới nhau nếu tách độc lập về khái niệm nhưng xét về bản chất đi sâu vào vấn đề học và hành thì chúng phải đi đôi với nhau, bổ sung cho nhau và không thể tách rời. Nói học với hành đi đôi với nhau bởi:
Nếu các bạn học sinh chỉ biết về học là gì? làm sao để học kiến thức trên trường lớp tốt thì các bạn trẻ đang tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ghi nhớ chúng một cách máy móc, điều đó dẫn đến các tình trạng học vẹt, học tủ, học không hiểu bản chất thực sự dẫn đến không biết cách áp dụng. Chỉ học thôi, các bạn chỉ biết về kiến thức suông trên sách vở, không biết vận dụng, áp dụng nó vào giải quyết vấn đề.
Việc học sinh biết học là gì nhưng không biết mang những vấn đề học được vào thực hành thực tế sẽ khó khăn cho các bạn trong việc giải quyết mọi tình huống. Khi các bạn tiếp thu kiến thức tốt, am hiểu sâu rộng, đứng trước mọi vấn đề việc đưa ra lý thuyết là chính xác nhưng khi thực hành lại lúng túng, không có sự tự tin. Vì thế, học phải đi đôi với thực hành, biết học là gì đi liền trong học để thực hành là quan trọng.
Ngược lại, khi các bạn học sinh biết hành là gì những bỏ qua giai đoạn học tập chu đáo, nghiêm túc thì kết quả đem lại không cao. Khi các bạn đứng trước một tình huống khó, muốn bắt tay vào hành động giải quyết tình huống nhưng kiến thức về vấn đề được nói đến là rào cản khiến các bạn trẻ không có sự xử lý hoàn hảo. Càng mông lung với tri thức nhưng lại càng muốn thể hiện ra, khiến người đối diện đánh giá thấp về năng lực của bản thân các bạn trẻ.
Cũng giống như câu chuyện kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Biết hành là gì rồi thì hãy trau dồi kiến thức học tập tốt hơn để học đi đôi với hành luôn bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.
Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tácđộng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.
Hiện nay, vẫn còn một số học sinh áp dụng phương pháp học sai lệch như học vẹt, học tủ, học cầu danh lợi. Việc làm đó chẳng những tốn thời gian mà còn làm ta đi sai đường, lạc lối dẫn đến hậu quả xấu trong tương lai. Do đó, hãy sửa đổi bản thân bằng một số phương pháp rèn luyện sau để học luôn đi đôi với hành: phải biết nắm chắc chắn kiến thức đã học, học kiến thức nào phải biết vận dụng luôn vào bài tập môn đó để nhớ lâu hơn. Thực hành phải thường xuyên với những bài tập tự bản thân mình tìm kiếm; nâng cao sự tự giác, ý thức trong học tập của các bạn trẻ, tự đánh giá được bản thân; tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa để sự thực hành có chuyên môn tốt, trau dồi đạo đức bản thân ở nhiều lĩnh vực để việc học tập và thực hành có hiệu quả. Cuối cùng là nhận biết được vai trò của bản thân trong việc học tập cũng như bồi dưỡng đạo đức tốt để học đi đôi với thực hành luôn được nâng cao.
Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của "Bàn luận về phép học" mà tôi chưa có khả năng. Nhưng tôi nhận thấy được rằng quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ chúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu thú vị, hữu ích. Đừng học một đàng hành một nẻo. Vừa phí công học tập, lại không giúp ích gì được cho nước nhà. Có như thế mới có thể đạt được những gì mình mong ước, và góp phần xây dựng đất nước.
Nocopy100%
Chúc bạn học tốt!