Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... trên ông Đồ): Cảnh họp làng chuột.
- Đoạn 2 (tiếp ... nói lôi thôi gì nữa): diễn biến cuộc họp.
- Đoạn 3 (còn lại): thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 107 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Tóm tắt truyện:
Họ hàng nhà chuột mở cuộc họp vì muốn tìm cách trị mèo. Ông Cống đề xuất đề xuất sẽ đeo nhạc cho mèo để phát hiện ra mèo từ xa, cả làng chuột hào hứng đồng thuận. Tới khi cắt cử người thực hiện thì ông Cống đẩy chuột Nhắt, chuột Nhắt đẩy chuột Chù. Chuột Chù mới nghe thấy tiếng mèo vứt nhạc chạy về báo làng, từ đó không ai còn nhắc tới cái nhạc. Chuột vẫn muôn đời sợ mèo.
Câu 2 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cảnh họp làng chuột lúc đầu:
- Đông đủ và khí thế, không thiếu một ai
- Tất cả đều phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”
- Thống nhất “đồng thanh ưng thuận”, lao xao ưng thuận
Đối lập với cảnh cử người đi “đeo nhạc cho mèo”
- Không khí căng thẳng, chùng hẳn xuống
- Tất cả đùn đẩy lẫn nhau, viện cớ thoái thác
→ Sự mâu thuẫn giữa dự định và hành động chứng tỏ sự hèn nhát của làng chuột, tính chất viển vông của những sáng kiến.
Câu 3 (Trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Việc tả các loài chuột trong truyện rất sinh động, thực tế:
- Gọi họ hàng nhà chuột là “làng dài răng”, khi phấn chấn “dẩu mõm, quật đuôi”, lúc căng thẳng “không một cái tai nào nhích, không một cái răng nào nhe”
Tả riêng từng loại chuột cũng rất sinh động:
- Ông Cốm béo tốt, vai kẻ cả nên “lên giọng”
- Chuột Nhắt láu lỉnh, nhanh nhẩu, trở mặt cãi lí
- Anh Chù thật thà, không biết cãi lí, bị đẩy làm việc nguy hiểm
→ Các loại chuột tương ứng với với các loại người trong làng: Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa (ông Cống), kẻ có chức sắc “dở ông, dở thằng” (chuột Nhắt), người thấp cổ bé họng (chuột Chù)
Câu 4 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trong cuộc họp làng của chuột, người có quyền sai khiến là những vị có vai vế trong làng như ông Cống
- Những việc nguy hiểm khó khăn đùn đẩy cho kẻ đầy tớ của làng, những kẻ không có vai vế xã hội như chuột Chù
→ Truyện phê phán những kẻ có chức sắc và cảnh “việc làng” ở nông thôn ngày xưa. Ý tưởng của kẻ có chức sắc vừa viển vông, hão huyền, gặp việc khó mới thấy được sự hèn nhát của những kẻ đứng đầu làng, kẻ nào cũng tham sống sợ chết.
Câu 5 (trang 103 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:
- Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi, nếu không mọi thứ chỉ là nói suông, hão huyền
- Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, trong đó người thực hiện rất quan trọng
- Một hội đồng chỉ có một cá nhân thao túng thì mọi đường hướng đều dễ dẫn tới sai lầm, điên rồ.