+ Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất…
+ Ví dụ:
- Trang phục dân tộc dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ – me.
- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau:
- Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch
- Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
- Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.
Dân tộc kinh có nhiều nét văn hóa lắm! Như là dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, cần cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc. Còn có đời sống tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Về tiếng nói, dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Còn có các phong tục tập quán mang nét chung là có liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh dành độc lập. Kiến trúc về nhà cửa truyền thống, kiểu dáng trang phục, họa tiết, trang sức,...của mỗi dân tộc cũng rất đặc sắc và phong phú, biểu hiện quan niệm về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, về tập quán và quan niệm cuộc sống của mỗi dân tộc. Dân tộc kinh từ vùng xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, cư trú xen kẽ với các dân tộc thiểu số, nhà ở mang nét kiến trúc nhà nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Cuối cùng dân tộc Kinh còn có nét văn hóa về trang phục như áo dài, áo bà ba-.