Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn:
a. Mêtan, axetilen, etylen
b. CO2, SO2, CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3
a. Cho các mẫu thử qua AgNO3/NH3, có kết tủa vàng là C2H2:
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 —> C2Ag2 + 2NH4NO3
Hai mẫu còn lại dẫn qua nước Br2, làm mất màu nâu đỏ là C2H4, còn lại là CH4:
C2H4 + Br2 —> C2H4Br2
b. Cho các mẫu thử qua AgNO3/NH3, có kết tủa vàng là CH≡C-CH3:
CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 —> CAg≡C-CH3 + NH4NO3
Các mẫu còn lại dẫn qua nước Br2, làm mất màu nâu đỏ là CH2=CH-CH3 và SO2. Mẫu còn lại là CO2:
CH2=CH-CH3 + Br2 —> CH2Br-CHBr-CH3
SO2 + Br2 + H2O —> H2SO4 + HBr
Dùng Ca(OH)2 để nhận ra SO2:
SO2 + Ca(OH)2 —> CaSO3 + H2O
Xác định vị trí các nguyên tố sau trong hệ thống tuần hoàn, tính chất (kim loại phi kim khí hiếm)
a) A (Z=9)
b) X có sự phân bố electron theo lớp là (2/8/5)
c) Z có 7 electron thuộc phân lớp p
d) M có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4
Cho các phát biểu sau: (1) Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. (2) CrO3 là oxit lưỡng tính. (3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh. (4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2. (5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. Số phát biểu sai là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Với các cấu hình electron hãy xác định vị trí các nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn:
1. R- : 1s2 2s2 2p6
2. Z+ : 1s2
3. X2- : 1s2 2s2 2p6
4. W3- : 3p6
5. Y3+ : 2p6
6. T2+ : 3p6
Cho các phát biểu sau (a) Peptit mạch hở phân tử chứa 2 liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit. (b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và dạng β). (c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. (d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (e) Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa phenol và axit axetic. Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Đốt cháy 0,2 mol hỗn hợp E chứa 4 este X, Y, Z, T đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và không chứa nhóm chức khác, thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Mặt khác đun nóng 24,65 gam E cần dùng 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp muối và hỗn hợp F gồm 2 ancol không cùng nhóm chức. Đun hỗn hợp muối với vôi tôi xút đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng 3,25. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E là
A.38,29% B.38,29% C.57,44% D.47,87%
X là hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon. Đốt cháy 1 lít hỗn hợp X được 1,5 lít CO2 và 1,5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của 2 hidrocacbon là:
A. CH4, C2H2 B. C2H6, C2H4
C. C3H8, C2H6 D. C6H6, C2H4
Viết cấu hình electron nguyên tử sau đây và xác định vị trí của nguyên tố trong Bảng tuần hoàn: 29Cu, 24Cr
Đốt cháy một hidrocacbon M thu được số mol nước bằng 3/4 số mol CO2 và số mol CO2 nhỏ hơn 5 lần số mol M. Biết rằng M cho kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức phân tử của M là:
A. C4H6 B. C2H2 C. C3H4 D. C5H8
Hòa tan 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe trong HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 3 muối và 2,576 lít (đkc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2. Khối lượng của Z là 3,42 gam. Cho Y phản ứng với NaOH dư, lọc lấy kết tủa. Đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 14 gam chất rắn. Tính khối lượng muối thu được trong Y (bỏ qua sự thủy phân của cation kim loại)
Trong một bình kín chứa hiđrocacbon X ở thể khí (đktc) và O2 (dư). Bật tia lửa điện đốt cháy hết X đưa hỗn hợp về điều kiện ban đầu trong đó % thể tích của CO2 và hơi nước lần lượt là 30% và 20%. Công thức phân tử của X và % thể tích của hiđrocacbon X trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. C3H4 và 10%. B. C3H4 và 90%.
C. C3H8 và 20%. D. C4H6 và 30%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến