“Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi đi. Ở trong thúng, bánh được xếp thành lớp kiểu như bực thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch; sắc trắng của bánh nổi bật lên nhưng nỗi bật lên một cách hiền lành; và người ta tưởng tượng đến những người con gái bé nhỏ đứng ở dưới tầu tiêu đẹp một cách kín đáo và lành mạnh. Ngay từ lúc trông thấy bàn tay người bán bánh bóc từng chiếc một, rồi cuộn lại một cách lơ là, bầy ra trên những chiếc đĩa khiêm nhường, ta đã thấy yêu ngay những cái bánh óng ả, mềm mại đó rồi. Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất. Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự tiết tấu nhịp nhàng của bánh thơm dịu hòa với nước chấm dịu hiền, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá...” (Theo Vũ Bằng) Câu 1.1: Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến một văn bản đã học nào cũng viết về một món ngon của Hà Nội? Nêu tác giả, thể loại và xuất xứ của văn bản đó. Câu 1.2: Hãy đặt cho đoạn trích trên một nhan đề phù hợp. Câu 1.3: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn cuối của đoạn trích trên. Câu 1.4: Tìm hai từ đồng nghĩa với từ in đậm có trong câu: “Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất.”. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng từ in đậm đó.

Các câu hỏi liên quan

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5. “Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi đi. Ở trong thúng, bánh được xếp thành lớp như kiểu bực thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch; sắc trắng của bánh nổi bật lên, nhưng nổi bật lên một cách hiền lành; và người ta tưởng tượng đến những người con gái bé nhỏ đứng ở dưới tầu tiêu đẹp một cách kín đáo và lành mạnh. Ngay từ lúc trông thấy bàn tay người bán bánh bóc từng chiếc một, rồi cuộn lại một cách lơ là, bầy ra trên những chiếc đĩa khiêm nhường, ta đã thấy yêu ngay những cái bánh óng ả, mềm mại đó rồi. Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay (nhón) từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất. Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự tiết tấu nhịp nhàng của bánh thơm dịu hòa với nước chấm dịu hiền, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá…” ( Theo Vũ Bằng) 1. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ trong ngoặc trong đoạn trích trên? Chỉ ra cái hay của việc sử dụng từ đó? 2. Mỗi mảnh đất đều có những đặc sản, những món ăn ngon rất riêng mang đặc trưng vùng miền. Em hãy viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 8 câu nêu ấn tượng về một món ngon của địa phương mà em yêu thích. Mọi người thông cảm vì mình không có đủ điểm để ghi môn học là ngữ văn vì ngữ văn 20 điểm lận nên mình lấy cái rẻ hơn là môn toán có 10 điểm. Mọi người giúp mình nha, cảm ơn rất nhiều.