“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.” (Sách Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2018) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai ? Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên ? Câu 2. Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng một câu văn có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép so sánh có trong đoạn văn trên. Câu 4. Từ việc đọc hiểu văn bản chứa đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn

Các câu hỏi liên quan

A/c giúp e với :(( Một sớm tinh mơ, một người đàn ông chạy bộ dọc bãi biển. Ở phía xa, ông thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Thoạt đầu, ông tưởng cậu đang chơi trò chơi ném đá. Nhưng khi tiến lại gần, ông nhận ra những “viên đá” đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại với biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi. Vừa thả những con sao biển xuống nước, cậu vừa nói: “Về nhà ngay nhé, bố mẹ mày đang đợi đấy!”. Người đàn ông thầm nghĩ: những cố gắng của cậu bé chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng vạn con sao biển trở về “nhà” của chúng được? Ông gọi to: “Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?” Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: “Nhưng cháu có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!” Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác… Câu trả lời của cậu bé khiến ông như bừng tỉnh! Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Người đàn ông thầm nghĩ: Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn ông thì chỉ nhìn thấy một con số quá khổng lồ đến mức vô vọng. Thế là ông cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà. Và khi thấy hai chú cháu làm như vậy, rất nhiều người khác trên bãi biển cũng nhặt những con sao biển để đưa chúng “về nhà”. Chẳng bao lâu sau, hàng vạn con sao biển trên bãi biển hôm đó đã được “về nhà”… Một câu chuyện giản dị nhưng thông điệp của nó không hề đơn giản. Đôi khi nhìn vào xã hội rộng lớn, chúng ta cũng có cảm giác tuyệt vọng giống như người đàn ông đi trên bãi biển. Có quá nhiều vấn đề, làm sao giải quyết được hết? Làm sao có thể cứu giúp tất cả những người đói nghèo trên thế giới? Làm sao để xã hội không còn những điều bất công? [….] Câu hỏi nào cũng quá lớn lao mà chúng ta thì nhỏ bé. Nhưng hãy nhớ đến câu nói của cậu bé nhặt sao biển: “Nhưng cháu có thể cứu được con này mà!” Hành động nào cũng có giá trị riêng của nó. Và nhiều hành động nhỏ sẽ làm nên hành động lớn. Một con én thì không làm nên mùa xuân, nhưng lại có thể báo hiệu mùa xuân đến. Khi có nhiều con én như thế, đó là lúc mùa xuân đang đến thật gần! […] Vì thế, ta hãy bắt đầu từ chính mình và bắt đầu với những con “sao biển” ở quanh ta. Hãy nghĩ rằng: Thay đổi đến từ TÔI! (Đúng việc - Giản Tư Trung, NXB Tri Thức, HCM, 2018, tr. 66) Câu hỏi: 1.Nêu tác dụng của những câu hỏi trong văn bản 2. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thay đổi đến từ TÔI”.

1. Khi điểm sáng di chuyển trước gương người ta thấy ảnh di chuyển theo phương vuông góc với phương di chuyển của điểm sáng. Điểm sáng đã di chuyển theo phương: A. Song song với gương B. Vuông góc với gương C. Hợp với gương một góc 30o D. Hợp với gương một góc 45o 2. Yếu tố nào quyết định độ to của âm ?. A. Tần số dao động của âm B. Thời gian daodộng của âm C. Biên độ dao động của âm D. Cả 3 yếu tố trên 3. Vật phát ra âm cao hơn khi nào? A. Khi vật dao động mạnh hơn B. Khi vật dao động chậm hơn C. Khi vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Khi tần số dao động lớn hơn 4.Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào? A. Là ảnh ảo, bằng vật C. Là ảnh ảo, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật D. Là ảnh thật nhỏ hơn vật. 5. Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra tiếng sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. A. 1360m B. 170m C. 340m D. 1700m 6. Quan sát độ rung của chiếc loa thùng, có các ý kiến sau, chọn ý kiến đúng. A. Âm càng cao thì độ rung của loa càng mạnh. B. Âm càng to thì màng loa rung càng mạnh. C. Âm càng trầm thì màng loa rung càng nhanh. D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng. 7. Cho điểm sáng S cách gương phẳng 40cm. Cho S di chuyển lại gần gương theo phương vuông góc với gương một đoạn 10cm. Ảnh S’ bây giờ cách S một khoảng A. 60cm B.80cm C. 100cm D.23cm 8. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh của âm thoa, thì âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Chọn kết luận đúng. A. Gõ càng mạnh âm phát ra càng cao. B. Gõ càng mạnh âm phát ra càng to. C. Gõ càng nhiều âm phát ra càng to. D. Âm phát ra càng to khi âm thoa càng lớn. 9. Cho điểm sáng di chuyển theo phương song song với gương phẳng với vận tốc v. Ảnh di chuyển với vận tốc: A. v, cùng chiều di chuyển với điểm sáng B. v, ngược chiều di chuyển với điểm sáng C. 2v, cùng chiều di chuyển với điểm sáng D. 2v, ngược chiều di chuyển với điểm sáng 10. Trước gương cầu lồi O đặt 3 vật: cao 5 cm, cao 10 cm và cao 20 cm. Thu được 3 ảnh sau cao 6cm, cao 3cm và cao 12cm. Sắp xếp cặp vật và ảnh tương ứng A. (5cm;6cm) (10cm;3cm) (20cm;12cm) B. (5cm;3cm) (10cm;6cm) (20cm;12cm) C. (5cm;3cm) (10cm;12cm) (20cm;6cm) D. Có thể A hoặc B hoặc C. 11. Ảnh của 1 điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi: A. Giao nhau của các tia phản xạ. B.Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ. C. Giao nhau của các tia tới D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới. 12. Để quan sát ảnh của một vật tạo bới gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu? A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt. B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương C. Ở trước gương D. Ở trước gương và nhìn vào vật 13. Biên độ dao động của âm càng lớn khi A. Vật dao động với tần số càng lớn B. Vật dao động càng nhanh C. Vật dao động càng mạnh D. Vật dao động càng chậm 14. Vật cản sáng là vật A. Không cho ánh sáng truyền qua C. Đặt trước mắt người quan sát B.Cho ánh sáng truyền qua D. Cản đường truyền của ánh sáng Chọn câu trả lời sai II. Bài tập tự luận 1. Trong chiến tranh, để nghe tiếng xe của địch chạy từ xa, các chiến sĩ thường áp tai xuống mặt đất. Tại sao? 2.Một cột đèn cao 4 mét dựng ở bên cạnh hồ nước. Mặt nước hồ thấp hơn bờ 0,6m.