Khi phân tích một axit nuclêic người ta thu được thành phần của nó gồm: 20% A, 30% G, 30%U, 20% X. Kết luận nào sau đây là đúng? A.Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch kép B.Axit nuclêic này là ARN có cấu trúc mạch đơn C.Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn D.Axit nuclêic này là ARN có cấu trúc mạch kép
Điểm giống nhau giữa ADN của nhiễm sắc thể và ADN của plasmit. A.Nằm trong tế bào chất của tế bào. B.Cấu trúc từ các đơn phân là nuclêôtit và có khả năng tự nhân đôi đúng mẫu.C.Có thể làm thể truyền các gen từ tế bào cho đến tế bào nhận.D.Có cấu trúc chuổi xoắn kép.
Nhiệt độ làm tách hai mạch đơn của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy của các ADN có chiều dài bằng nhau: ADN1 = 37oC, ADN2 = 70oC, ADN3 = 53oC, ADN4 = 87oC, ADN5 = 46oC. Trình tự sắp xếp các ADN nào dưới đây là đúng nhất khi nói đến liên quan đến tỉ lệ (A + T)/ tổng nuclêôtit của ADN nói trên theo thứ tự tăng dần? A.ADN1 → ADN5 → ADN3 → ADN2 → ADN4. B.ADN5 → ADN4 → ADN3 → ADN2 → ADN1. C.ADN4 → ADN2 → ADN3 → ADN5 → ADN1. D.ADN1 → ADN2 → ADN3 → ADN4 → ADN5.
Khi nghiên cứu cấu trúc của một đoạn phân tử ADN hai mạch người ta xác định được có 1800 phân tử axit photphoric và 300 bazơ nitơ loại Ađenin(A). Kết luận nào sau đây là đúng. A.chiều dài phân tử ADN là 6120 Å. B.loại bazơ nitơ Guanin(G) là 600. C.khối lượng phân tử của đoạn ADN là 9. 105 đvc. D.số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là 1799.
Trong cấu trúc của 1 đơn phân nuclêôtit, axit phôtphoric liên kết với đường ở vị trí cac bon số (m) và bazơ liên kết với đường ở vị trí cacbon số (n); m và n lần lượt là: A.5’ và 3’. B.5’ và 1’ C.3’ và 5’ D.1’ và 5’
Nhờ đặc điểm chủ yếu nào sau đây, ADN có tính linh hoạt và có thể đóng hay tháo xoắn lúc cần thiết: A.liên kết hoá trị rất bền. B.nguyên tắc bổ sung tỏ ra lỏng lẻo. C.liên kết hiđrô rất lớn nhưng lại là liên kết yếu. D.số liên kết phôphođieste giữa các nuclêôtit.
Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi: A.tính bền vững của các liên kết phôphođieste.B.tính yếu của các liên kết hiđrô trong nguyên tắc bổ sung.C.liên kết hoá trị bền vững. D.cấu trúc xoắn kép của ADN.
Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố nào là quan trọng nhất A.số lượng các loại nuclêôtit. B.thành phần các loại nuclêôtit. C.trật tự xắp xếp của các nuclêôtit. D.cấu trúc không gian của ADN.
Nguyên tắc bổ sung được thực hiện trong cấu trúc của phân tử AND như sau: A.G của mạch này bổ sung với X của mạch kia và ngược lại qua ba liên kết hydrôB.Nuclêôtit của mạch này gắn với nuclêôtit của mạch kia bằng các liên kết hoá trịC.A của mách này bổ sung với T của mạch kia và ngược lại qua hai liên kết hydroD.1 bazơ nitric có kích thước lớn bổ sung với 1 bazơ nitric có kích thước bé qua các liên kết hydro
Cấu trúc nào sau đây trong trong tế bào không chứa axit nuclêic : A.Lạp thể B.Nhân C.Ti thể D.Lưới nội chất trơn
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến