Tại ống nghiệm đầu tiên xảy ra phản ứng:
2KMnO4 + 16HCl —> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + H2O
Ống thủy tinh hình trụ nằm ngang được chia thành 3 đoạn được ngăn cách bởi 2 nhúm bông tẩm các dung dịch KBr, KI.
Đoạn 1: Có màu vàng của khí Cl2 vừa thoát ra.
Khí Cl2 đi qua bông tẩm dung dịch KBr, tại đỏ xảy ra phản ứng:
Cl2 + 2KBr —> 2KCl + Br2
Đoạn 2: Có mầu nâu của Br2
Hơi Br2 đi qua bông tẩm dung dịch KI, tại đỏ xảy ra phản ứng:
Br2 + 2KI —> 2KBr + I2
Đoạn 3: Có hơi màu tím của I2. Đèn cồn giúp I2 thăng hoa mạnh hơn.
I2 thoát ra qua dung dịch hồ tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím.
Nhận xét: Qua thí nghiệm trên ta kết luận tính oxi hóa của Cl2 > Br2 > I2.
Dung dịch NaOH đặc có tác dụng hấp thụ các chất còn dư, tránh để thoát ra ngoài môi trường các chất độc hại (các halohen và khí HCl)