Câu 1:
Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng
Nhấn mạnh sự tác động của tiếng chim tu hú đối với tâm hồn thi nhân.
Bộc lộ sự khao khát tự do, niềm bí bách, tù túng trong tâm trạng người tù
Câu 2;
Tâm trạng người tù Cách mạng được khắc họa chân thực qua bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú. Đại từ "Ta" ở đây là chỉ người tù cách mạng. Nghe tiếng chim, lòng người tù xốn xang xúc cảm vào hè. Động từ mạnh "đạp" cho thấy sự phản kháng của người chiến sĩ Cách mạng trong cảnh giam cầm. Sự tức giận vì bí bách, ngột ngạt nơi bốn bức tường cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tính từ "ngột" đã bộc lộ tâm trạng tột đỉnh của sự khó chịu trong lòng người. Câu cảm tháng "Ngột làm sao, chết uất thôi!" giúp ta có hình dung cụ thể về cái nóng nực, khó chịu trong người tù lúc này. Người tù có đau khổ không? Không chỉ còn là đau khổ nữa. Lòng người còn khao khát cháy bỏng thế giới rộng lớn bao la với "đôi con chim chiền chiện". Nỗi đau nhân lên thành niềm căm phẫn " chết uất thôi" bởi "Chim tu hú ngoài trời cứ kêu". Lòng người dau đáu. Con chim tu hú, âm thanh của mùa hè không chỉ vẫy gọi. Ở đây, tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ còn tô đậm nỗi đau thân phận và nhấn mạnh vào thực tại tù túng của thi nhân.
Câu nghi vấn gạch chân