Bài 1:
a,
Có thể tính $n_{Ba(OH)_2}$ bằng cách cộng mol $H_2O$ hai phương trình cũng được. Tuy nhiên, từ số mol $Ba$, $BaO$ mới suy ra mol $H_2O$ nên để cho tiện, ta không dùng mol $H_2O$ (nước ở đây là $H_2O$ phản ứng, không phải $H_2O$ dung môi)
Với những bài khác: ví dụ tính số mol $Fe$ bị oxi hoá chậm bởi $O_2$ tạo hỗn hợp rắn gồm $FeO$ ($0,1$ mol), $Fe_2O_3$ ($0,2$ mol), $Fe_3O_4$ ($0,2$ mol). Khi đó cũng tính $Fe$ theo mol từng oxit mà không tính theo mol $O_2$. Làm cách nào để thuận tiện nhất có thể.
b,
Cách lớp trên: không viết phương trình phản ứng mà áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố (ở đây là $Ba$), bảo toàn electron.
+ Bảo toàn e: $2n_{Ba}=2n_{H_2}$
+ Bảo toàn $Ba$: $n_{Ba}+n_{BaO}=n_{Ba(OH)_2}$
Bài 2:
Quặng hematit chỉ chứa $80\%$ $Fe_2O_3$ nên quặng này không tinh khiết mà có $20\%$ khối lượng là của tạp chất.
Hiệu suất phản ứng là $75\%$ ($<100\%$) nên phản ứng không hoàn toàn. Do đó có một lượng $Fe_2O_3$ không tham gia phản ứng. Chất rắn $A$ gồm: tạp chất, $Fe$, $Fe_2O_3$ dư do lượng $Fe_2O_3$ dư vẫn nằm lại ở hỗn hợp rắn.