Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác :
-Truyện ngắn Lặng Lẽ Sapa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của nhà văn.
- Truyện được rút ra từ tập "Giữa trong xanh"(1972).
* Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa nói về vẻ đẹp của Sa Pa, một vẻ đẹp yên bình, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quanh hiu. Chủ yếu khắc họa vẻ đẹp của con người lao động lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa vốn yên bình lặng lẽ ấy.
Câu 2:
Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa
– Tác giả gọi truyện của mình la một bức chân dung bởi vì:
+ Thứ nhất, vì tác giả chỉ để cho nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ba nhân vật khác ( ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe). Cuộc sống, tình cảm và suy nghĩ của anh chỉ được hiện ra qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua một đôi lời bộc bạch tâm sự của chính anh. Vì thế, nhân vật chính chỉ hiện ra ở một số nét đẹp trong cách sống và suy nghĩ, chưa thể được khắc họa rõ nét về tính cách hay số phận.
+ Thứ hai, truyện ngắn này có cốt truyện hết sức đơn giản, không có xung đột, cũng không có nút thắc hay cao trào như phần lớn các truyện ngắn khác
+ Thứ ba, nhân vật anh thanh niên được người họa sĩ già quan sát và muốn thể hiện bằng một bức chân dung.
Câu 3 : câu ghép
Câu 4:
Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh nhân vật anh thanh niên với nhiều vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp. Trong đó nổi bật nhất là lòng yêu nghề đến say mê, sự hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước của anh. Mặc dù phải sống và làm việc trong điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt, ngày này qua ngày khác luôn thực hiện một công việc đơn điệu, tẻ nhạt đến mức nhàm chán nhưng anh vẫn rất yêu và tự hào về công việc của mình. Anh làm nó một cách rất nhiệt tình, khoa học và nghiêm túc. Đến khi có ông họa sĩ và cô kĩ sư lên chơi, anh lại say sưa kể về công việc của mình: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất". Chỉ cần nghe một lời tâm sự đó thôi ta đã thấy được anh say mê, yêu nghề đến mức nào, công việc là niềm vui, niềm hạnh phúc và là sự sống của anh, anh không thể sống khi thiếu công việc cũng như người ta không thể sống khi thiếu khí trời. Gắn liền với tình yêu công việc sâu sắc ấy là ý thức trách nhiệm với công việc của anh. Cuộc sống đơn giản , yên bình nhưng anh phải chịu đối mặt với sự cô đơn và cô đơn chính là cái gian khổ lớn nhất đối với anh suốt bốn năm trời.Anh chỉ có một mình, không có người giám sát, đôn đốc, thúc giục nhưng anh chưa bao giờ bỏ một lần "ốp" nào, kể cả lần "ốp" khó nhất vào lúc một giờ sáng. Những cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ này là sự cô đơn, quanh năm suốt tháng không một bóng người qua lại.Thế nhưng anh không hề thấy buồn tẻ chán nản hay bị sự cô đơn nhấn chìm. Nên anh không bao giờ bỏ rơi trách nhiệm của mình hay lơ là trong công việc mà luôn hoàn thành đúng công việc được giao. Từ đó, ta thấy được sự cống hiến thầm lặng và tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 6 : Tác phẩm tương tự: Đoàn thuyền đánh cá ,tác giả Huy Cận (cũng viết về những người lao động bình dị ,miệt mài lao động không kể ngày đêm, đem lại nguồn lợi từ cá ,giúp phát triển đất nước)
Thấy hay hãy vote cho mình 5 sao ( mình làm nửa tiếng , chỉ mong ý kiến từ chủ nhân câu hỏi, thanks)