Câu 1: phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2: câu nói trên có ý nghĩa:
Một con người được cho là uyên bác là một con người không chỉ hiểu biết nhiều kiến thức sâu rộng mà còn biết nhìn nhận, phân tích và vận dụng những kiến thức ấy một cách linh hoạt, sáng tạo để giải quyết các tình huống trong cuộc sống
Câu 3: có 2 hình ảnh so sánh:
- "kinh nghiệm cuộc sống phong phú và kiến thức uyên bác" so sánh với "hổ mọc thêm cánh" : hổ chính là chúa tể ở đồng bằng, nếu nó mọc thêm cánh thì sẽ thống trị luôn cả bầu trời, con người nếu có kiến thức uyên bác lại có một kinh nghiệm sống phong phú thì sẽ làm chủ cuộc sống
- "kiến thức uyên bác" so sánh với "cá gặp nước" : cá nếu như ở nước sẽ tự do bơi lội, người có được kiến thức uyên bác sẽ dễ dàng trao đổi, giao tiếp, dễ thành công
Câu 4: em không đồng ý với ý kiến trên, vì:
Nếu như chỉ cần có kiến thức và hiểu biết xã hội mà không biết cách ăn nói, diễn đạt, vận dụng những kiến thức và hiểu biết sẽ khó cho việc truyền tải thông tin, lôi cuốn người đọc, vì vậy, bên cạnh việc trang bị cho bản thân một kiến thức uyên bác và hiểu biết xã hội, ta phải nâng cao trình độ giao tiếp để có thể đạt được thành công