1. Phân tích cái " bóng "
- Đây là lời nói ngây thơ của con trẻ, nói lên đúng suy nghĩ và nhận thức của bé Đản với Trương Sinh.
- Lời nói ngây thơ ấy đã vô tình làm bùng lên cơn ghen tuông đến mù quáng của Trương Sinh và đẩy Vũ Nương vào nỗi oan không thể hóa giải.
- Hành động ghen tuông của Trương Sinh sau lời nói ấy của bé Đản đã càng khẳng định được rằng Trương Sinh là một kẻ ghen tuông mù quáng, ít học.
- Nhưng sang đến lời nói 2 thì đây là khởi nguồn để hóa giải nỗi oan cho Vũ Nương.
+ Chiếc bóng của Vũ Nương xuất hiện đầu tác phẩm khi Trương Sinh đi lính là chiếc bóng của tình yêu thương, của sự hy sinh và bù đắp tình yêu thương của một người mẹ dành cho con của mình.
+ Chiếc bóng ấy thể hiện sự cô đơn mà những người phụ nữ có chồng đi lính như Vũ Nương phải chịu đựng.
+ Chiếc bóng ấy khẳng định sự tảo tần, yêu thương, vừa làm tròn trách nhiệm của cha của mẹ mà nàng dành cho con.
+ Cùng với đó, chiếc bóng cũng chính là nguồn cơn, là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nỗi hàm oan của nhân vật Vũ Nương, gây nút thắt cho câu chuyện.
+ Chiếc bóng đã làm cho Trương Sinh nghi ngờ và đinh ninh là Vũ Nương thất tiết, không còn chung thủy.
+ Cuối cùng, chiếc bóng của Trương SInh chính là chiếc bóng giải oan, là chiếc bóng đem đến sự trong sạch của Vũ Nương và tháo nút cho toàn bộ câu chuyện.
*** Cả hai lời nói của bé Đản đều góp phần làm nên giá trị của câu chuyện. Nếu như lời nói thứ nhất là nguồn cơn thắt nút câu chuyện thì lời nói thứ hai chính là khởi nguồn hóa giải mọi chuyện.