Sự trao đổi vật chất giữa các hệ thống sống với môi trường được thể hiện thông quaA. chu trình sinh địa hóa các chất. B. sự tích lũy các chất hữu cơ ở cơ thể thực vật. C. sự biến đổi các chất vô cơ thành các chất hữu cơ qua quá trình quang hợp ở thực vật. D. mối quan hệ về mặt dinh dưỡng giữa các sinh vật.
Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen Aa$\frac{BD}{bd}$thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Tính theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình trên làA. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào chứa nó là doA. sự gói bọc ADN theo các mức xoắn khác nhau. B. ADN có khả năng đóng xoắn. C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên các nuclêôxôm. D. nhiễm sắc thể ở dạng sợi cực mảnh để tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
Quần xã có lưới thức ăn phức tạp làA. quần xã trẻ. B. quần xã trưởng thành. C. quần xã vĩ độ cao. D. quần xã ngoài khơi xa.
Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng và dòng vật chất trong hệ sinh thái làA. các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không. B. năng lượng được sử dụng lại còn các chất dinh dưỡng thì không. C. các cơ thể sinh vật luôn cần chất dinh dưỡng nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng. D. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần năng lượng nhưng không phải lúc nào cũng cần chất dinh dưỡng.
Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia. B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất. C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc. D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây. Cho biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến.Hình này mô tảA. kì giữa của giảm phân I hoặc kì giữa giảm phân II hoặc kì sau nguyên phân. B. kì đầu của giảm phân I hoặc kì đầu giảm phân II hoặc kì đầu nguyên phân. C. kì cuối của nguyên phân hoặc kì cuối của giảm phân I hoặc kì đầu giảm phân II. D. kì cuối của giảm phân II hoặc kì đầu giảm phân I hoặc kì giữa nguyên phân.
Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST làA. sợi nhiễm sắc. B. crômatit ở kì giữa. C. sợi siêu xoắn. D. nuclêôxôm.
Trong quá trình nhân đôi của một gen ở sinh vật nhân sơ, bazơ nitơ loại G của cặp nuclêôtit X5'3'-G3'5' bị biến đổi thành G hiếm(G*). Sau hai lần nhân đôi của gen này cặp nuclêôtit X5'3'-G3'5' sẽ biến đổi thành cặpA. T5'3'-A3'5' B. A5'3'-T3'5' C. G5'3'-X3'5' D. X5'3'-G3'5'
Một đột biến gen làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 5; 10 và 31. Cho rằng đột biến không hình thành bộ ba kết thúc; bộ ba mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại axit amin và đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Hậu quả của đột biến trên là A. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. B. mất 1 axit amin và làm thay đổi 10 axit amin đầu tiên của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. C. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin liên tiếp sau axit amin thứ nhất của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh. D. mất 1 axit amin và làm thay đổi 9 axit amin đầu tiên của chuổi pôlipeptit hoàn chỉnh.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến