Đáp án:
Nguyên tắc xác định số oxi hóa
Đây bạn nhé!
Quy tắc 1 : Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng 0 .
Ví dụ : H2 N2 O2 Cu Zn ....
Quy tắc 2 : Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0 .
Ví dụ : MgO (Mg:+2 ; O:-2) ta có 2-2=0
Quy tắc 3 : Số oxi hóa của ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion .
Ví dụ : Mg2+ thì số oxi hóa là +2
NO3- ta có : số oxi hóa của N + Số oxi hóa O = +5 + 3.(-2) = -1
Quy tắc 4 :
Trong đa số hợp chất :
* Số oxi hóa của H : +1
Ví dụ : H2O , HCl
Trường hợp ngoại lệ : NaH , AlH (số oxi hóa của H là -1)
* Số oxi hóa của O là : -2
Ví dụ : H2O , Na2O ,CO2
Trường hợp ngoại lệ :
Số oxi hóa -1 : H2O2 , Na2O2
Số oxi hóa +2 : OF2
* Đối với Halogen :(đối với F số oxi hóa luôn là -1)
Khi đi với H và kim loại số oxi hóa thường là : -1
Ví dụ : HCl , NaCl , NaBr FeCl3
Khi đi với O thì số oxi hóa thường là : +1 ; +3 ; +5 ; +7
Ví dụ :HClO (Cl : +1) , KClO2(Cl : +3) KClO3(Cl : +5) HClO4(Cl : +7)
* Đối với lưu huỳnh
Khi đi với Kim loại hoặc H thì số oxi hóa là : -2
Ví dụ : H2S , Na2S
Khi đi với O thì số oxi hóa là : +4 ; +6
Ví dụ : SO2 , SO3
* Đối với kim loại :
Nhóm IA : số oxi hóa là +1
Nhóm IIA : số oxi hóa là +2
Nhóm IIIA : số oxi hóa là +3