Tôi đã đọc rất nhiều các bài thơ của các tác giả về quê hương.Trong sách ngữ văn lớp 7,có 1 sáng tác đã in dấu trong tâm trí tôi sâu đậm,đó là"Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của tác giả Hạ Tri Chương.
Thiếu tiểu li gia,lão đại hồi
(khi đi trẻ lúc về già)
Câu thơ như đã khái quát quãng đời xa quê của nhà thơ.50 năm ấy phải chăng đã là cả 1 nửa cuộc đời phải xa quê sao?Tưởng chẳng có gì nhưng đã ẩn chứa một tâm trạng buồn,nuối tiếc,vì gần hết cuộc đời mới được trở về nơi cái mảnh đất mà mình sinh ra.Được gặp lại những người thân quen,bà con làng xóm.
Đọc câu thơ trên ta phần nào thấu hiểu được Hạ Tri Chương rời quê để lập nghiệp từ rất sớm.Một câu thơ sử dụng phép đối đầy nuối tiếc.Lúc còn trẻ đã phải rời xa quê hương,khi đã có công danh sự nghiệp,có được một cuộc sống tươi đẹp thì tuổi trẻ cũng không còn nữa,lúc đó ông mới không trở về quê hương.Sự tài tình của tác giả chính là sử dụng phép đối,để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê,cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim luôn hướng về cội nguồn.
Hương âm vô cải mấn mao tồi
(giọng quê vẫn thế,tóc đà khác bao)
Khi đọc câu thơ này trong đầu tôi như hình dung thấy 1 ông lão tóc đã bạc phơ,cái lưng đã còng xuống,tay chống gậy.Dù đã có nhiều đổi thay,nhưng giọng nói và tấm lòng yêu quê vẫn ko đổi,vẫn vẹn nguyên như thời còn gắn bó.Kinh đô dù có phồn hoa đô thị,dễ làm con người ta đổi thay nhưng tác giả vẫn ko thể thay đổi giọng nói quê hương mình.Hơi thở quê hương vẫn nồng đậm trong lời nói,trong từng câu thơ.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
(trẻ con nhìn lạ ko chào)
Tiêu vấn:khách tòng hà xứ lai
(hỏi rằng:khách ở chốn nào lại chơi)
Câu thơ đã tái hiện lại hình ảnh của nhà thơ khi trở lại nhà của chính mình mà lại bỗng trở thành khách lạ.Như các bạn thấy đấy!lâu ngày ông mới trở về mảnh đất có biết bao thay đổi và ông lại đang lạc lõng trên chính quê hương của mình.Câu hỏi cuối bài cũng là câu hỏi của trẻ thơ hồn nhiên,nhưng lại khiến nhân vật trữ tình với nỗi lòng man mác.
Đây cũng có lẽ là tình huống mà khá bất ngờ.Câu thơ pha chút hóm hỉnh,hài hước lại như là nhà thơ tự cười cho hoàn cảnh chớ trêu của chính mình.Ngôn ngữ sâu thẩm trong đó chắc là nỗi cô đọng,nỗi buồn chua xót của tác giả.
Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý tứ cô đọng,hóm hỉnh,sâu xa.Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết,ý nghĩa của nó khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động,xót xa.