Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước
BÀI LÀM
bánh trôi nước là 1 trong những bài thơ nổi tiếng của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình phẩm chất của người phụ nữ VN thời xưa. Đồng thời, thể hiện lòng cảm thông xót xa cho số phận bèo bọt của họ
thân em vừa trắng lại vừa tròn bảy nổi ba chìm với nước non rắn nát mạc dầu tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son
vậy thân em ở đây có nghĩa là ai? Đó chính là chiếc bánh trôi đc nhân hóa tự giới thiệu tự tả về mình. chiếc bánh trôi có màu trắng hình tròn và có nhân bên trong, đc nấu trong nồi nước luộc, sống thì bánh chìm xuống, chín thì bánh nổi lên và chiếc bánh méo hay tròn thì đều phụ thuộc vào tay ng nặn. dù chiếc bánh có rắn có nát thì đều giữ nguyên hương vị ngon ngọt vốn cóHXH quả là 1 ng biết miêu tả sự vật. chúng ta có thể thấy chiếc bánh trôi hiện lên với vẻ đẹp đáng yêu, ngon ngọt nhưng cx rất duyên dáng và kiêm nhường. thân em mà em vẫn giữ tấm lòng son. cái vật vô tri vô giác là cái bánh trôi lại đc trở nên có tâm hồn có trí tuệ hay chính HXH đã thổi hồn vào ngôn ngữ thơ ca. thật ra việc miêu tả chiếc bánh trôi chỉ là cái cơ để tg gửi lời tự thuật về ng phụ nữ. do đó ng đọc có thể thấy ẩn sau h/ả chiếc bánh là ng phụ nữ thân em vừa trắng lại vừa tròn
câu thơ trên đã miêu tả rất chính xác vẻ đẹp ngoại hình trong sáng, phúc hậu, đầy đặn của ng phụ nữ. câu thơ đã mở đầu bằng cụm từ quen thuộc "thân em". thân em ta đọc lên vừa có sự dịu dàng khiêm tốn vừa có chút tự hào. nhưng trái với vẻ đẹp ngoại hình phúc hậu, đầy sức sống ấy lại là 1 số phận bất hạnh
bảy nổi ba chìm với nước non
cách sử dụng thành ngữ bảy nổi ba chìm rất độc đáo. đáng lẽ ra phải là ba chìm bảy nổi nhưng tg lại nhấn mạnh 7 nổi 3 chìm để nói về số phận bất hạnh, lận đận bấp bênh của họ. "Nước non " chính là hoàn cảnh sống, là cuộc đời của ng phụ nữ trong XH phong kiến. Cụm từ "Với nước non"đi kèm theo h/ả "Bảy nổi ba chìm" như một lời oán trách của ng phụ nữ về cuộc đời, số phận bất công của mình.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
chúng ta thấy "Mặc dầu" là một quan hệ từ. Chiếc bánh trôi nước khi hiểu theo ý nghĩa tả thực là nó rắn hay nát đều phụ thuộc vào tay người làm bánh vụng hay khéo. Cũng tương tự như vậy, số phận ng phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh ko phải là tự quyết định mà là do người khác. Ng khác ở đây chính là tay kẻ nặn, là XH phong kiến , họ phải cam chịu số phận, ko được làm chủ cuộc đời. Tay kẻ nặn ở đây phải chăng là chế độ nam quyền trong XH phong kiến, XH trọng nam khinh nữ. XH mà ng con trai được lấy năm thê bảy thiếp để ng phụ nữ phải chịu cảnh "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng"
Mặc dù cuộc đời phải chịu nhiều đau khổ, long đong nhưng ng phụ nữ vẩn sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn của mình. Điều đó đã được khái quát trong câu thơ cuối: Mà em vẫ giữ tấm lòng son
chúng ta có thể thấy "Mà" chính là quan hệ từ có ý nghĩa, chiếc bánh trôi dù có méo hay tròn, có rắn có nát, bao lần chìm nổi trong nồi nc luộc thì chiếc bánh sau khi ra thành phẩm vẫn giữ đc hương vị thơm ngon. cx tương tự như vậy, bao lần chìm nổi bao lần bị vùi dập bị cam chịu nhưng ng phụ nữ vẫn giữ đc vẻ đẹp phẩm chất trong sáng sắt son thủy chung của mình. chỉ 4 câu thơ ngắn thôi, tg đã khái quát đc các yếu tố như vẻ đẹp ngoại hình, cuộc đời, vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của ng phụ nữ
như vậy bằng việc sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng đặc sắc, kết hợp với các ,ô típ dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác tài hoa. đồng thời, thể hiện lòng cảm thông xót xa cho số phận bất hạnh, chìm nổi của ng phụ nữ trong XH cũ, ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình phẩm chất trong sáng của người phụ nữ VN thời xưa.
NHỚ CHO 5* VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ!!!!!!!!!