I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ trong quân đội. Giọng thơ ông thiết tha sâu lắng như chính tâm hồn của mình. " Sang thu " là một trong những thi phẩm đặc sắc của ông.
- VĐNL: Khổ thơ thứ 2 và thứ 3 chính là những cảm xúc của thi nhân về vẻ đẹp của bức tranh thu qua những tín hiệu báo thu sang.
- Trích dẫn thơ.
II. Thân bài
1) Khái quát chung
- HCST: Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977 đầu năm 1978, được in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ. Sau đó được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố (xuất bản năm 1991).
- Mạch cảm xúc: Cả bài thơ xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận vè thiên nhiên và những suy ngẫm, chiêm nghiệm lúc sang thu; từ ngoại cảnh hướng vào tâm cảnh, lắng dần vào suy tư.
- Vị trí, nội dung: Hai khổ thơ trên là khổ thứ 2 và thứ 3 của bài tập trung thể hiện cảm xúc ban đầu của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu sang và quang cảnh trời đất lúc vào thu.
2) Phân tích cảm nhận
a) LĐ1: Những tín hiệu báo thu về
" Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chính qua ngõ. "
- Nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận về mùa thu bắt đầu bằng " hương ổi ". Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng nội, rất quen thuộc của quê hương, đất nước.
- Hình ảnh " gió se " là làn gió nhẹ, mang chút hơi lạnh đầu thu, còn được gọi là " gió heo may ". Ngọn gió se se lạnh, se se thổi, thổi vào cảnh vật, thổi vào lòng người một cảm giác mơn man, xao xuyến. Mùi " hương ổi " kết hợp với " gió se " tạo nên một bức tranh thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ.
- Động từ " phả " thể hiện mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, sánh lại, đặc lại hoà vào gió heo may của mùa thu lan toả khắp không gian... Thay vì dùng từ " lùa " tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng từ ngữ, gợi cho ta sự liên tưởng thú vị về múi ổi chín tại vườn tược quê nhà.
- Hình ảnh " làn sương chùng chính ": Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với từ láy " chùng chình " gợi ra những màn sương nhỏ, mỏng, mềm mại như " cố ý " chậm lại, thong thả, ung dung giăng mắc ở đầu thôn, cuối xóm tạo một cảm giác nhẹ nhàng mà huyền ảo, thơ mộng. Nó làm cho khí thu trở nên mát mẻ, dịu êm và khung cảnh tuyệt đẹp như trong tranh vẽ.
- " Mùi hương ổi, một làn sương, chút gió se " là những sự vật gần gũi làm nên những đường nét riêng của bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ. Tất cả những tín hiệu thu ấy đến với tác giả nhẹ nhàng mà đột ngột quá, thu về với đất trời, quê hương, về với lòng người mà không hề báo trước.
b) LĐ2: Cảm xúc của thi nhân trước tín hiệu thu về.
- Phút nhận ra khoảnh khắc sang thu thật bất ngờ: " Bỗng nhận ra ". Từ " Bỗng " được reo lên trong niềm ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng, mà đột ngột quá, không báo trước cho lòng người để chuẩn bị chào đón.
- Bằng sự tinh tế của các giác quan, thi nhân đã chợt nhận ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu về.
- Có " hương ổi, có gió se, và làn sương ". Mùa thu đã về trên quê hương mà sao thi nhân vẫn còn dè dặt:
" Hình như thu đã về. "
- " Hình như " là một thành phần tình thái diễn đạt ý chưa thật rõ ràng, chưa chắn chắn, có gì đó nghi ngờ. Phút giây giao mùa nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi mà sao nhà thơ vẫn bối rối " Hình như ". Vì sao ? Có thể vì tín hiệu mùa thu nhà thơ đã quan sát được mơ hồ quá ? Hay chính tâm hồn thi sĩ chưa kịp sẵn sàng để đón nhận sự đổi thay của tạo vật ?
- Từ " hình như " là hài hoà, cân đối, hô ứng với từ " Bỗng " ở đầu khổ thơ đã diễn tả cảm xúc bối rồi, mơ hồ, bâng khuâng của thi nhân vào phút nhận ra khoảnh khắc bước sang thu.
`->` Bức tranh thu không chỉ cảm nhận bằng giác quan mà bằng cả tâm hồn, trái tim xao xuyến của tác giả.
c) LĐ3 ( khổ 2 ): Quang cảnh lúc vào mùa thu
" Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ "
- Hình ảnh " sông " được nhân hoá qua động từ " dềnh dàng " thể hiện sự chậm rãi, khoan thai, không chảy siết, cuồn cuộn đi như cơn lũ mùa hạ. Có cảm giác rằng, sông có một vẻ đẹp êm đềm, trong trẻo, dịu mềm như những cô gái tuổi đôi mươi vậy.
- Hình ảnh " chim " là một đặc trưng riêng của tiết trời sang thu, khi về rét trời se se lạnh, trên bầu trời cao, những con chim đang gấp rút lo lắng bay về phương Nam tìm nơi trú rét. Không gian ấy, càng trở nên xôn xao, khẩn trương tuy không được thể hiện trong câu thơ nhưng ta vẫn hiểu đó là thanh âm thúc giục vạn vật. Từ " vội vã " trái ngược hoàn toàn với " dềnh dàng " dựng lên hai hình ảnh đối lập rất nhịp nhàng, cân đối. Đó là sự khác biệt trong thiên nhiên cao thấp trong khoảnh khắc sang thu, và cũng là sự tinh tế khi dùng từ trong thơ của Hữu Thỉnh.
" Vắt nửa mình sang thu. "
- Hình ảnh " đám mây vắt " là đang lơ lửng trên khung trung, đang trôi bồng bềnh, ngả mình ra rất bình thản. Tuy vẫn còn nắng ấm của mùa hạ nhưng nó chỉ xuất hiện vài lần nên tác giả mới viết " Vắt nửa mình sang thu ", thể hiện sự bé nhỏ đi, rồi dần dần không còn nữa, dường như đang nhuốm màu sắc thu, phai nhoà màu sắc mùa hạ. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để làm cho " đám mây " trở nên gần gũi với bạn đọc, tạo cảm giác quen thuộc, cử chỉ hành động như con người.
`=>` Những hình ảnh " dòng sông, cánh chim, đám mây " đều được tác giả nhân hoá một cách tinh tế, trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Đó là những tín hiệu của mùa hạ vẫn còn sót lại khi sang thu với tầm quan sát cao rộng, chiều dài như sợi dây kết nối con người với thiên nhiên lại gần.
3) Đánh giá, khái quát.
- Nghệ thuật: Đặc sắc nổi bật ở hai khổ thứ 2 và thứ 3 là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm. Hình ảnh thơ vừa gần gũi, thân thuộc, vừa mới mẻ, lạ lẫm. Ngôn từ giản dị mà gợi cảm, vừa miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật, vừa thổi hồn vào tạo vật những cảm giác rất người. Thể thơ 5 chữ, cách thể hiện mộc mạc, tự nhiên như lối nói của người thôn quê cùng với biện pháp tu từ nhân hoá, với động từ, đã thực sự làm lay động trái tim bạn đọc.
- Nội dung: Mạch thơ là mạch chảy tự nhiên cảm xúc: từ ngỡ ngàng , bâng khuâng trước những tín hiệu giao mùa nơi thôn xóm đến say mê trước những cảnh vật xa rộng và trầm ngâm trước những biến đổi bên trọng của thiên nhiên và con người. Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về giây phút đã về ( nhận ra qua khứu giác và xúc giác ). Qua đó, ta thấy được nhiều nghĩ suy về con người và thiên nhiên trong cuộc sống ở đồng bằng Bắc Bộ.
4) Liên hệ, mở rộng ( Nếu có )
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học và liên hệ bản thân.