(5,0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn trích sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, tr.88, NXB Giáo dục, 2011)
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, tr.112, NXB Giáo dục, 2011)
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ hay trên thế giới. Tiếng Việt lại khá phong phú, đặc biệt giàu từ vựng mang ngữ nghĩa cụ thể… Ấy thế nhưng, giờ đây không ít người Việt lại sính tiếng Anh thái quá. Hình như trong mỗi lời nói, mỗi câu văn của họ phải điểm thêm vài tiếng nước ngoài thì mới là sành điệu, mới có vẻ sang trọng, uyên bác về tri thức, lịch lãm trong giao tiếp?...
… Phải chăng những người sính ngoại ngữ ấy tự ti, mặc cảm với tiếng Việt, hay thích khoe mẽ, hay còn có một lí do nào khác? Chỉ biết rằng nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nền văn hóa của dân tộc ta sẽ bị lai căng, bát nháo một cách đáng lo ngại.
… Sự lạm dụng tiếng nước ngoài không chỉ làm cho tiếng Việt bị vẩn đục, càng ngày càng kém trong sáng, mà xét về mặt ý thức thì đó lại là một thái độ coi rẻ tiếng mẹ đẻ. Nhớ lời Bác dạy, chúng ta chỉ nên vay mượn tiếng nước ngoài trong những trường hợp thật cần thiết, bởi chính cách nói và cách viết của Bác đã là một tấm gương cho chúng ta noi theo”.
(Lược dẫn theo Hoàng Bảo, Đại học Huế, Tạp chí Tri thức Trẻ, số 225, 20/10/2007)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2: Theo em hiện tượng “sính ngoại ngữ” ảnh hưởng như thế nào đến sự trong sáng của tiếng Việt?
Câu 3: Tại sao tác giả khẳng định: Nếu không kịp thời chấn chỉnh hiện tượng sính ngoại ngữ thì nền văn hóa của dân tộc ta sẽ bị lai căng, bát nháo một cách đáng lo ngại?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?
A.
B.
C.
D.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
(Steve Jobs- Những bài phát biểu nổ i tiế ng
– Nguồn: Gocsuyngam.com)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu khái quát nội dung của văn bản.
Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm ?
Câu 4 Thông điệp nào có ý nghĩa đối với anh chị.
A.
B.
C.
D.

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toranto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.
Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn những sách văn học để đọc.
Sauk hi tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.
Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.
Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.
(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?
Theo http:/www.dantri.vn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả bài viết: Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng.(0,5 điểm)
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.(1 điểm)
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra cho bản thân từ văn bản trên (trình bày trong một đoạn văn từ 5-7 dòng) (1 điểm)
A.
B.
C.
D.