Đối với chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác luôn luôn quan niệm rằng “Văn chương phải là thứ vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn hóa văn nghệ”. Bác luôn trăn trở rằng viết cho ai , viết cái gì, viết như thế nào, viết để làm gì.
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Nói đến sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta biết đến ngoài việc là Bác là Bác Hồ kính yêu của chúng ta, là chủ tịch vĩ đại của đất nước Việt Nam. Khi nói đến tên Người – Hồ Chí Minh có một sự nghiêp sáng tác vô cùng đồ sộ và Bác có rất nhiều tác phẩm phục vụ cho cách mạng, phục vụ cho kháng chiến. Nói đến văn chính luận, ta biết đến những tác phẩm đặc sắc như: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Di chúc của Bác” “Tuyên ngôn độc lập”…những tác phẩm này được ra đời trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” của dân tộc. Nói đến “Truyện và kí” , ta biết rằng những bài báo được đăng lên trên những tờ báo của Pháp, đó là việc Bác sử dụng rất nhiều những tác phẩm viết theo cách châm biếm, đả kính, phê phán, lên án…Bác viết những bài này để vạch trần những bộ mặt quỷ dữ và khát máu của Pháp trước toàn thể cộng đồng quốc tế. Với những tác phẩm như là “Những trò lố như là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Vi hành” ,…Khi nói đến thơ ca của Hồ Chí Minh, gồm hai mảng chính: Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Tiêu biểu là bài thơ “Chiều tối