Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa là vậy. Họ đâu được tự quyết định số phận của mình. Cuộc đời của những người phụ nữ không khi nào được vui vẻ, hạnh phúc chưa bao giờ đến với họ. Các thi nhân xưa đã nói giúp họ những nỗi bất hạnh. Nổi tiếng nhất có thể nhắc đến ba tác phẩm là: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm).
Xã hội phong kiến là xã hội nhiều bất công, loạn lạc. Chiến tranh xảy ra liên miên, lại có nhiều hủ tục trói buộc con người, đặc biệt là người phụ nữ. Không ai có thể quên những cuộc chiến tranh tranh hùng, đòi bá, những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như bão táp vào thế kỉ XVII, XVIII - thời đại của những Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm... Và cũng không ai quên được những lệ luật tam tòng, tứ đức thúc ép người phụ nữ trong khuôn khổ gò bó của lễ nghĩa, tôn ti. Cả ba tác phẩm trên đều được ra đời trong hoàn cảnh như vậy. Những người phụ nữ với những tình cảnh khác nhau, mỗi người một nỗi bất hạnh, nhưng tất cả đều chung một kết thúc không có hậu làm đau xót lòng người.Cũng đề cập đến số phận người phụ nữ nhưng Nguyễn Gia Thiều lại dựng lên tác phẩm với tấn bi kịch của người cung nữ từng được vua sủng ái, nhưng sau đó đã bị lãng quên và vứt bỏ. Ba người con gái này tuy nằm trong hoàn cảnh khác nhau nhưng họ lại cùng chung một số phận. Đó là người phụ nữ không có quyền quyết định hạnh phúc cho mình.