Cân bằng phương trình:
FexOy + H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O
KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O (1)
Tại sao người ta chỉ dùng phản ứng (1) để điều chế clo trong phòng thí nghiệm mà không dùng trong công nghiệp?
FexOy + yH2SO4 → aFeSO4 + bFe2(SO4)3 + yH2O
Bảo toàn Fe: a + 2b = x
Bảo toàn S: a + 3b = y
—> b = y – x và a = 3x – 2y
FexOy + yH2SO4 → (3x – 2y)FeSO4 + (y – x)Fe2(SO4)3 + yH2O
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O (1)
(1) Dùng trong PTN vì đơn giản, dễ thực hiện, nguyên liệu sẵn có trong PTN.
(1) Không dùng trong công nghiệp vì nguyên liệu quá đắt tiền, không có sẵn trong tự nhiên.
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (mạch hở, không phân nhánh, mỗi phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 4; MX < MY < MZ). Đun nóng 0,077 mol E cần vừa đủ 167,5 ml dung dịch NaOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp T gồm 3 muối và hỗn hợp G gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hết muối T thu được 8,844 gam CO2 và 2,322 gam H2O còn lại là Na2CO3. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hết ancol G thì cần vừa đủ 5,6784 lít O2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 21% B. 23% C. 19% D. 22%
Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít hỗn hợp X metan, etilen ở đktc. Toàn bộ sản phẩm cháy được trong 0,5 lít dung dịch Ba(OH)2 0,06M hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, khối lượng bình tăng thêm a gam và trong bình xuất hiện b mol kết tủa. Tính khoảng giá trị của a và vẽ đồ thị để biểu thị sự biến đổi của b theo số mol CO2 sinh ra. Cho hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư sẽ thu được tối đa bao nhiêu gam sản phẩm.
a) Dùng V ml dung dịch H2SO4 9,8% (D=1,08 g/ml) thì hòa tan vừa đủ 16 gam một oxit kim loại có chứa 80% kim loại tạo dung dịch A. Xác định công thức oxit kim loại và tính V. b) Cho a gam hỗn hợp Fe, Zn vào dung dịch A và khuấy đều. Xác định khoảng giá trị a nếu hỗn hợp Fe, Zn tác dụng đủ với A. Cho biết khối lượng của bình phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Cho m(g) hỗn hợp gồm Al, Al2O3, Al(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 28,4% (vừa đủ) thu được dung dịch X có C% = 29,335% và 4,032 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được 80,37g muối khan. Tính giá trị của m.
Hỗn hợp A gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z. Trong đó X, Y là 2 chất đồng phân, Z là đồng đẳng kế tiếp của Y. Làm bay hơi 3,04 gam A thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 2,64 gam CO2 đo ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được CO2 và hơi nước có tỷ lệ thể tích 7:10
a) Hãy xác định CTPT của X, Y, Z
b) Xác định CTCT của X, Y, Z biết rằng 9,12 gam hỗn hợp A tác dụng với Na lấy dư thu được 336 ml H2 (đktc)
Cho các phản ứng sau:
(a) Cu + H2SO4 (đặc, nóng) →
(b) Si + dung dịch NaOH →
(c) FeO + CO →
(d) O3 + Ag →
(e) Cu(NO3)2 →
(f) NH3 + CrO3 →
(g) KMnO4 →
Số phản ứng sinh ra đơn chất là (biết các phản ứng ở nhiệt độ thích hợp):
A. 6 B. 5 C. 4 D. 7
Hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon ( có số mol bằng nhau và có số nguyên tử cacbon ≤ 4). Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X (đktc) bằng lượng oxi dư rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 5,14 gam, lọc bỏ kết tủa, sau thí nghiệm thấy khối lượng dung dịch trong bình đựng Ca(OH)2 giảm 2,86 gam so với trước phản ứng. a) Xác định công thức phân tử của mỗi hidrocacbon trong hỗn hợp X và tìm giá trị của V. b) Trộn 2 lít hỗn hợp X với 10,5 lít hỗn khí Y gồm C4H8, C4H6, H2, C4H4 thu được hỗn hợp khí Z. Đem nung nóng hỗn hợp khí Z với xúc tác Ni, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 lít một chất khí. Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp Y so với H2
Trung hòa hết 300 ml dung dịch KOH 2M cần 200 gam dung dịch HCl a% vừa đủ. Tính a?
Cho 100 ml dung dịch NaBr 1,2M vào 200 ml dung dịch chứa 12 gam AgNO3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m?
Hòa tan hoàn toàn 200 gam CaCO3 cần 200 gam dung dịch HCl a% vừa đủ. Tính a.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến