Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trườngA. chưa đủ dữ kiện để xác định. B. tăng 2 lần. C. giảm 2 lần. D. không thay đổi.
Tìm phát biểu đúng về công suất trung bình P tiêu thụ bởi mạch điện xoay chiều?A. P là điện năng tiêu thụ trung bình trong một giây bởi mạch điện. B. P bằng tích số công suất biểu kiến với hệ số công suất. C. P được phát ra hoàn toàn dưới dạng nhiệt. D. P là điện năng tiêu thụ trung bình trong một giây bởi mạch điện, bằng tích số công suất biểu kiến với hệ số công suất và được phát ra hoàn toàn dưới dạng nhiệt.
Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 0,5 (J) đến một điểm B thì lực diện sinh công 1 (J). Thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ làA. -1,5 (J). B. -0,5 (J). C. 0,5 (J). D. 1,5 (J).
Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy $\displaystyle g\text{ }=\text{ }10\text{ }m/{{s}^{2}}.$A. $\displaystyle 8,{{3.10}^{-8}}C$ B. $\displaystyle 8,{{0.10}^{-10}}C$ C. $\displaystyle 3,{{8.10}^{-11}}C$ D. $\displaystyle 8,{{9.10}^{-11}}C$
Tại ba đỉnh của một hình vuông cạnh a = 40 cm, người ta đặt ba điện tích điểm dương bằng nhau $\displaystyle {{q}_{1}}=\text{ }{{q}_{2}}=\text{ }{{q}_{3}}=\text{ }{{5.10}^{-9}}C.$ Vec tơ cường độ điện trường tại đỉnh thứ tư của hình vuông có độ lớnA. 538 V/m B. 358 V/m C. 53,8 V/m D. 35,8 V/m
Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định nào không đúng?A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C. B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton. C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử. D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 0,01g bằng những sợi dây có độ dài l = 50cm (có khối lượng không đáng kể). Khi hai quả cầu nhiễm điện bằng nhau về độ lớn và cùng dấu, chúng đẩy nhau và cách nhau R = 6cm. Điện tích của mồi quả cầu làA. q = 14,5.10-10C B. q = 15,5.10-10C C. q = 5,5.10-10C D. q = -15,5.10-10C
Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, có chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường làA. A = 2qEs B. A = 0 C. A = qEs D. A = qE/s
Chọn phát biểu sai. Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh một hình vuông (mỗi điện tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không. Nếu vậy thì trong ba điện tích đóA. có hai điện tích dương, một điện tích âm B. có hai điện tích âm, một điện tích dương C. đều là các điện tích cùng dấu D. có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích thứ ba
Có ba quả cầu kim loại, kích thước giống nhau. Quả cầu A mang điện tích +12μC, quả cầu B mang điện tích -2μC, quả cầu c mang điện tích 6μC. Cho hai quả cầu A và B chạm nhau rồi lại tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau. Điện tích mỗi quả cầu sẽ làA. qA = 5 μC, qB = qC = 12 μC B. qA = 5 μC, qB = qC = 5,5 μC C. qA = 7 μC, qB = qC = 11 μC D. qA = qB = 12 μC, qC = 6 μC
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến