Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,2M vào 10ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M để được dung dịch mới có pH = 1,4.
nBa(OH)2 = 0,001 —> nOH- = 0,002
Cần thêm x lít dung dịch HCl 0,2M —> nH+ = 0,2x
Dung dịch thu được có thể tích x + 0,01 lít
pH = 1,4 —> [H+] = 0,04 —> nH+ dư = 0,04(x + 0,01)
—> 0,2x – 0,002 = 0,04(x + 0,01)
—> x = 0,015 lít = 15 ml
Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tố X là 5p5. Tỉ số nơtron và điện tích hạt nhân là 1,3962. Số nơtron của X bằng 3,7 lần số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y phản ứng với lượng dư X thì thu được 18,26 gam sản phẩm. Tìm số hiệu nguyên tử của Y (Biết phản ứng: Y + X2 —> YX).
Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và Fe3O4. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và còn 3,2 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch Y thu được 116,3 gam hỗn hợp muối khan trong đó số mol muối sắt bằng 2,6 lần số mol muối đồng. Giá trị của m là
A. 80,0 B. 73,2 C. 70,0 D. 102,0
Hỗn hợp E chứa một axit cacboxylic X, một ancol no Y và một este Z (X; Y; Z đều đơn chức mạch hở). Đun nóng 15,26 gam E với 90 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được 9,72 gam một muối và hỗn hợp gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Mặt khác đốt cháy 15,26 gam E cần dùng 0,825 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong E là.
A. 32,91% B. 40,96% C. 29,88% D. 34,71%
Cho 19,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và 4,704 lít NO duy nhất (ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch A thì thu được 71,86 gam muối khan. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp đầu là
A. 35,08% B. 30,05% C. 50,00% D. 39,67%
Hỗn hợp E chứa 1 axit cacboxylic X, 1 ancol no Y và 1 este Z (X, Y, Z đều đơn chức, mạch hở). Đun nóng 8,72 gam E với 240 ml dung dịch NaOH 1M. Trung hòa NaOH dư cần 180 ml dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp gồm 2 muối có khối lượng 16,17 gam và hỗn hợp gồm 2 ancol cùng dãy đồng đẳng kế tiếp. Nếu đốt cháy 8,72 gam E cần 0,42 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong E là:
A. 22,9% B. 34,4% C. 45,8% D. 28,7%
Cho 0,35 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,35 mol T trong lượng du dung dịch NaOH thì có 1,9 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là
A. 198,3 B. 170,4 C. 294,4 D. 396,6
Cho m bột Al tác dụng với dung dịch X gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ thấy dung dịch X tăng m – 1,08 gam thu được dung dịch Y. Cho 46,716 gam hỗn hợp Na và Ba có tỉ lệ số mol nNa : nBa = 4 : 1 vào dung dịch Y thu được p gam kết tủa. p có giá trị là:
A. 64,38 gam B. 66,71 gam
C. 68,28 gam D. 59,72 gam
Hỗn hợp T gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được (m + 11,85) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3 và hỗn hợp Q gồm CO2, H2O, N2. Dần toàn bộ Q vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 42,03 và còn lại 3,696 lít (đktc) một khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của X trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 54 B. 52 C. 55 D. 53
Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Na, Na2O và NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 thu được 3,36 lít H2 (đktc), dung dịch X và 12,48 gam kết tủa.Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được p gam chất rắn khan. p có giá trị là:
A.33,42 gam hoặc 42,78 gam
B. 54,78 gam hoặc 64,14 gam
C.33,42 gam hoặc 64,14 gam
D. 42,78 gam hoặc 54,78 gam
X là chất hữu cơ không tác dụng với Na. Thủy phân X trong dung dịch NaOH chỉ tạo ra một muối của a-amino axit (mạch cacbon không phân nhánh, chứa 1 nhóm amino và 2 nhóm cacboxyl) và một ancol no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn một lượng chất X trong 100 ml NaOH 1M rồi cô cạn, thu được 1,84 gam một ancol Y và 6,22 gam chất rắn khan Z. Đun nóng 1,84 gam ancol Y với H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,672 lít (đktc) một olefin với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho toàn bộ chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được chất rắn khan R. Quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng. Khối lượng của chất rắn R là
A. 9,52 gam. B. 7,77 gam. C. 6,01 gam. D. 3,67 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến