Câu 1. (2,0 điểm) a) Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!". (Trích Bếp lửa - Bằng Việt, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.144) b) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Trich Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100) c) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập.

Các câu hỏi liên quan

ĐỀ 4 Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: 1. Vì sao không khí có độ ẩm? A. Do chứa nhiều ô xi. B. Do chứa nhiều bụi. C. Do chứa một lượng hơi nước nhất định. D. Do có chiều dày lớn. 2. Nguồn cung cấp độ ẩm lớn nhất cho không khí là từ A. sông, hồ. B. sông, ao C. con người, thực động vật. D. biển, đại dương. 3. Nhiệt độ càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí A. càng thấp. B. càng cao. C. trung bình. D. ổn định. 4. Khi nào thì không khí đã bão hòa hơi nước? A. Khi không khí đã chứa được một lượng hơi nước tối đa. B. Khi không khí đã chứa được một lượng hơi nước tối thiểu. C. Khi không khí đã chứa được một lượng hơi nước trung bình. D. Khi không khí đã chứa được một lượng hơi nước không hạn định. 5. Ý nào sau đây nói không đúng về điều kiện xảy ra sự ngưng tụ trong không khí? A. Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước. B. Khi không khí bị lạnh đi vì bốc lên cao. C. Khi không khí tiếp xúc với một khối không khí lạnh. D. Khi không khí nằm ở các vĩ độ khác nhau. 6. Để tính lượng mưa trong năm của 1 địa phương, người ta cần: A. lấy chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày. B. cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng. C. cộng lượng mưa của các tháng trong năm. D. cộng lượng mưa của nhiều năm lại và chia cho số năm. 7. Để tính lượng mưa trung bình năm của 1 địa phương, người ta cần: A. cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng. B. cộng lượng mưa của các tháng trong năm. C. cộng lượng mưa của nhiều năm lại và chia cho số năm. D. lấy chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày. 8. Cho bảng số liệu: Lượng mưa các tháng của TP.Hồ Chí Minh: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng mưa(mm) 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,0 266,7 116,5 48,3 Tổng lượng mưa trong năm của TP.Hồ Chí Minh là bao nhiêu? A. 160,9mm. B. 1609mm. C. 1930,9mm. D.19309mm. 9. Các tháng mùa mưa ở TP.Hồ Chí Minh ( theo bảng số liệu trên) là A. từ tháng 5 đến tháng 10. B. từ tháng 5 đến tháng 11. C. từ tháng 11 đến tháng 4. D. từ tháng 12 đến tháng 4. 10. Các tháng mùa khô ở TP.Hồ Chí Minh ( theo bảng số liệu trên) là A. từ tháng 12 đến tháng 4. B. từ tháng 11 đến tháng 4. C. từ tháng 5 đến tháng 10. D. từ tháng 5 đến tháng 11. 11. Lượng mưa trên thế giới phân bố: A. không đồng đều. B. tương đối đồng đều. C. đồng đều. D. tăng dần về phía hai cực. 12. Thời tiết là tất cả mọi hiện tượng khí tượng( nắng, gió, mưa...) xảy ra ở một địa phương A. có sự lặp đi lặp lại. B. trở thành quy luật. C. trong một thời gian dài. D. trong một thời gian ngắn. 13. Sự khác biệt cơ bản của khí hậu so với thời tiết là A. sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong một thời gian dài, trở thành quy luật. B. sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong một thời gian dài nhưng không trở thành quy luật. C. sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết trong một thời gian ngắn, trở thành quy luật. D. tình hình thời tiết trong một thời gian ngắn, trở thành quy luật. 14. Các đới khí hậu trên Trái Đất gồm: A. nhiệt đới, ôn đới, đới nóng. B. nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. C. nhiệt đới, ôn đới, ôn hòa. D. đới nóng, đới lạnh, hàn đới. 15. Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó quan trọng nhất là A. hướng gió. B. hướng địa hình. C. vĩ độ. D. độ cao 16. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vòng đai nóng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 17. Đới khí hậu nào nằm trong khoảng 23027'-66033' ở cả hai nửa cầu? A. Nhiệt đới, đới ôn hòa. B. Hàn đới, Ôn đới. C. Ôn đới( đới ôn hòa). D. Nhiệt đới, hàn đới. 18. Đới khí hậu nào quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng quanh năm chênh nhau ít? A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Hàn đới. D. Đới ôn hòa. 19. Đới khí hậu có lượng mưa trung bình năm dao động từ 500mm-trên 1000mm là A. Nhiệt đới, đới ôn hòa. B. Ôn đới( đới ôn hòa). C. Hàn đới, ôn đới. D. Nhiệt đới, hàn đới. 20. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới(đới nóng). B. Ôn đới( đới ôn hòa). C. Hàn đới, ôn đới. D. Nhiệt đới, hàn đới.