Câu 1 (3 điểm):
I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(3 điểm)
CÂU1(1 điểm) Những khẳng định nào dưới đây là đúng hay sai?
(đánh dấu x vào ô tương ứng)
Khẳng định Đúng Sai
A. Không có chất thuần túy tồn tại bên ngoài sự vật.
B. thuộc tính của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.
C. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về chất.
D. Thuộc tính của sự vật bộc lộ thông qua sự tác động giữa các sự vật.
E. Thuộc tính của sự vật không phải là cái vốn có của sự vật.
CÂU 2(0,5 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Mọi sự hiểu biết của con người đều nảy sinh từ đâu?
(khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A. Nhận thức B. Kinh nghiệm
C . Thực tiễn. D. Chân lý.
CÂU 3(0,5 điểm): Thế giới quan duy vật có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ?
(khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
B. Ý thức và vật chất cùng xuất hiện và có mối quan hệ với nhau.
C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện và không có mối quan hệ với nhau.
D. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
CÂU 4 (0,5 điểm) Khẳng định nào sau đây là đúng:
(khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
A. Con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội.
B. Con người là sản phẩm của tự nhiên
C. Con người là chủ thể của tự nhiên
D. Con người chỉ sống dựa vào tự nhiên
CÂU 5 (0,5 điểm) Lựa chọn phương án đúng để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
“Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng ………………..từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời……………………..cái lạc hậu.”
Phương án lựa chọn: a/ Tiến lên b/Lên cao; c/bỏ qua ; d/thay thế
Báo lỗi
Câu 2 (7 điểm):
II/TỰ LUẬN(7 điểm)
CÂU 1(2 điểm)Đặc điểm của phủ định biện chứng là gì? Trong học tập và rèn luyện ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng?
CÂU 2 (2 điểm) So sánh sự khác nhau giữa 2 giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính? Mối quan hệ giữa 2 giai đoạn nhận thức cảm tính và lý tính?
CÂU 3(3 điểm) Thực tiễn là gì? Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí ? cho ví dụ?