1. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
2. - Quanh năm: suốt cả năm dài, không ngày nào ngơi nghỉ và đó còn là từ nghỉ chỉ thời gian từ năm này qua năm khác. Bà Tú luôn luôn lao động, không quản nắng mưa.
- Mom sông: ven bờ sông, chỉ không gian ven sông chợ búa của những người buôn bán nhở thời xưa.
3. - Nuôi đủ 5 con với 1 chồng: xếp chồng vào đồng hạng với những đứa con để thấy được hình ảnh người chồng trước giờ đáng lẽ phải là trụ cột của gđ thì nay lại ăn bám như những đứa con. Điều này làm tăng hiệu quả nghệ thuật khi nói về nỗi vất vả của bà Tú đồng thời cũng nói lên thái độ trân trọng của Tú Xương đối với vợ mình.
4. - Hai câu kết là tiếng chửi, là tâm trạng của tác giả.
- Tự chửi đổng, tự rủa mát bản thân vì là gánh nặng cho vợ mình: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
- Tự phán xét, tự lên án chính mình: Có chồng hờ hững cũng như không.
=> Tác giả tự chửi mình và chửi đời. Chửi cho những vất vả cực nhọc đã đè nặng lên đôi vai gầy của người vợ nhỏ bé và người chồng dù thương cảm nhưng lại không làm gì để giúp đỡ vợ của mình được.
5. - Từ ngữ vận dụng vhdg:
+ "lặn lội thân cò" lấy từ hình ảnh con cò trong câu "Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".
+ "buổi đò đông" lấy từ hình ảnh đò đông trong câu "Con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua".
6. Bài học
- Tư tưởng thương yêu trân trọng người phụ nữ. Đặc biệt thời bấy giờ, xã hội với những tư tưởng lễ giáo trọng nam khinh nữ nhưng Tú Xương lại nằm ngoài những tư tưởng lễ giáo ấy để cất lên tiếng nói trân trọng, yêu thương, cảm thông đối với người vợ của mình.
- Thái độ biết ăn năn, biết trách mình đã chưa làm được gì cho gia đình, chưa làm tròn vai trò của người làm trụ cột.