Câu 1: Biện pháp cơ giới, vật lý là biện pháp:
A. giữ cho dịch hại phát triển ở một mức độ nhất định.
B. dùng ánh sáng, bẫy, mùi, vị để phòng trừ dịch hại.
C. sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ dịch hại.
D. chọn và trồng các loại cây khỏe mạnh.
Câu 2: Biện pháp nào sau đây là biện pháp kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Gieo trồng đúng thời vụ
B. Sử dụng giống kháng bệnh
C. Sử dụng thuốc hóa học
D. Bắt bằng vợt
Câu 3: Biện pháp nào sau đây là biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Sử dụng giống kháng bệnh
B. Cắt cành bị bệnh
C. Bón phân cân đối
D. Dùng ong mắt đỏ
Câu 4: Biện pháp nào sau đây sử dụng các sản phẩm từ côn trùng?
A. Biện pháp kỹ thuật
B. Biện pháp hóa học
C. Biện pháp cơ giới vật lý
D. Biện pháp sinh học
Câu 5: Trường hợp nào sau không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học?
A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh
B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm
C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường
D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học
Câu 6: Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật là:
A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho người.
B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho người
D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thai
Câu 7: Vì sao sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng xấu đến quần thể sinh vật?
A. Thuốc có phổ độc rất rộng
B. Thuốc đặc hiệu
C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường
D. Thuốc có thời gian cách li ngắn
Câu 8: Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học đến môi trường là:
A. Thuốc bị phân huỷ trong nông sản
B. Thuốc tồn dư trong đất và đi qua các sinh vật khác cuối cùng vào con người
C. Thuốc bị phân huỷ nhanh trong môi trường
D. Sử dụng thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên
Câu 9: Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
A. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh mới phát sinh
B. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh phát sinh thành dịch
C. Sử dụng thuốc có thời gian cách li dài
D. Sử dụng thuốc có phổ tác dụng rộng với một đối tượng sâu bệnh hại
Câu 10: Thuốc hóa học bảo vệ thực vật nếu không sử dụng hợp lí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?
A. Ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
B. Làm xuất hiện quần thể kháng thuốc
C. Phá vỡ cân bằng sinh thái
D. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí
Câu 11: Những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển ngoài độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp còn có:
A. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, ngập úng.
B. Đất thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chăm sóc không hợp lý.
C. Đất chua hoặc thừa đạm, ngập úng, chăm sóc không hợp lý, hạt giống mang mầm bệnh, cây trồng bị xây xước.
D. Cây trồng bị xây xước, hạt giống mang nhiều mầm bệnh, bón quá nhiều phân đạm.
Câu 12: Biện pháp nào là biện pháp chủ yếu nhất trong công tác phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Biện pháp điều hòa B. Biện pháp kĩ thuật
C. Biện pháp cơ giới, vật lý D. Biện pháp sinh học
Câu 13: Trong chế độ chăm sóc cây trồng, khi bón nhiều phân …. cây trồng dễ bị sâu, bệnh xâm nhập.
A. Phân đạm B. Phân lân C. Phân kali D. Phân hữu cơ
Câu 14: Để ngăn ngừa nguồn sâu bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng trước khi tiến hanh gieo trồng, người nông dân thường sử dụng biện pháp nào?
A. Biện pháp điều hòa B. Biện pháp kĩ thuật
C. Biện pháp cơ giới, vật lý D. Biện pháp sinh học
Câu 15: “Giữ cho dịch hại chỉ phát triển ở mức độ nhất định” là nội dung của biện pháp nào trong công tác phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh
B. Biện pháp điều hòa
C. Biện pháp cơ giới, vật lý
D. Biện pháp sinh học