Câu 1:
a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
b. - hai điển cố: "Sân Lai", "gốc tử"
- Hiệu quả:
+ Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.
+ Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều
c. -Từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là: nhớ về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều. Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt ngào.
- Từ "xót" trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" nghĩa là yêu thương thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.
-> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế.
d. Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất tài tình những biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm trạng của Kiều. Kiều có một lòng thủy chung, tình yêu mãnh liệt dành cho Kim Trọng. Nàng nhớ Kim Trọng một cách da diết. Nàng xót xa khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày đêm ngóng chờ mình. Nàng khẳng định tình cảm thủy chung của mình dành cho Kim Trọng. Trong lầu Ngưng Bích, nàng không chỉ nhớ về người yêu, mà còn nhớ và đau xót khi nghĩ về cha mẹ. nàng hiểu rõ tấm lòng đau đớn, nhớ nhung con của cha mẹ, vì thế mà càng xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh cha mẹ vì mình mà vò võ ngóng trông. Cũng như việc lo lắng vì mình không thể ở gần để ngày đêm phụng dưỡng song thân. rong cảnh ngộ bị lưu lạc, đọa đầy trong chốn lầu xanh, nàng vẫn luôn nghĩ và lo lắng cho người thân hơn cả lo nghĩ cho mình. Nàng luôn tự trách, tự nhận lỗi về mình trong mọi việc. Tóm lại, Kiều hiện lên là một con người thủy chung, son sắt và giàu lòng vị tha.
Caau 2:
a. Người kể chuyện trong đoạn trích trên là bạn ông Sáu
- tác dụng:
+ Có cái nhìn tổng thể, rõ ràng hơn về tình cảm cha con của ông Sáu
b, Cụm từ “nhắm mắt đi xuôi” để chỉ cái chết nhẹ nhàng, thanh thản
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn “Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi”: biện pháp nói giảm nói tránh được sử dụng nhằm giảm bớt sắc thái đau đớn khi diễn tả cái chết của ông Sáu
c, Chiếc lược ngà ở đây được lựa chọn làm tên nhan đề tác phẩm. Câu chuyện cảm động về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu được trong hoàn cảnh chiến tranh đã làm rõ tư tưởng của tác phẩm. ông Sáu đã hứa sẽ tặng cho bé Thu một chiếc lược trước khi ra đi. Chiếc lược ngà là tất cả tình cảm, sự yêu thương của ông Sáu dành cho con. Chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình thương con, chăm sóc cho con, nỗi nhớ mong con gái của ông Sáu Chiếc lược ngà đạt giá trị sâu sắc về mặt nội dung và hình thức, trở thành biểu tượng đẹp đẽ về tình phụ tử