Câu 1. Dưới đây là hai đoạn văn trích từ văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng: - Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạch. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. - Chú Hai vứt sào, ngồi xuống thở không ra hơi. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra. Đã đến Trung Phước. a, Nêu xuất xứ văn bản “Vượt thác”. b, Người kể chuyện đã chọn vị trí nào để quan sát khi tả cảnh? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? c, Hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông xuất hiện trong cả hai đoạn văn trên có ý nghĩa như thế nào? d. Viết đoạn văn ghi lại những ấn tượng của em về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản “Vượt thác”, trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh (gạch chân và chú thích). Câu 2. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Ngữ văn 6 – tập hai) a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b, Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. c, Nêu nội dung chính của đoạn trích bằng một câu văn. d, Chỉ rõ phép so sánh có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh đó. e, Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác, trong đoạn văn có sử dụng một cụm tính từ (gạch chân và chú thích). Câu 3. Hai văn bản “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

Các câu hỏi liên quan

Câu 2. Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng A.thống nhất hữu cơ với nhau. B. tách rời nhau. C. tồn tại bên nhau. D. bài trừ lẫn nhau. Thông hiểu: Câu 1. Quan điểm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng ? A.“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. B. Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy. C. Con voi sừng sững như cái cột đình. D. Phụ nữ luôn luôn kém thông minh hơn đàn ông. Câu 2. Quan điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm ? A.Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. B. Chữa bệnh bằng bùa phép. C. Tin một cách mù quáng vào bói toán. D. Mời thầy cúng về đuổi ma. Vận dụng thấp: Câu 1. Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” thuộc phương pháp luận nào dưới đây ? A. Biện chứng. B.Siêu hình. C. Dạy học. D. Nghiên cứu khoa học. Câu 2. Câu nói “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” phản ánh thế giới quan nào dưới đây ? A. Duy vật. B.Duy tâm. C. Khoa học. D. Vô thần. Vận dụng cao: Câu 1. A và Mẹ thường xuyên đi lễ chùa cầu mong đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT sắp tới. Nếu là bạn của A em sẽ khuyên bạn như thế nào cho phù hợp ? A.Nên chăm chỉ ôn luyện để đạt kết quả cao. B. Nên đi thường xuyên vì như thế mới tự tin khi làm bài. C. Nên đi đến các đền hơn đi lễ chùa. D. Rủ các bạn trong lớp cùng đi để có kết quả cao.