câu 1
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
- Miêu tả bao quát
- Miêu tả chi tiết:
+ Cây cối hai bên hồ
+ Nước xanh ngọc bịcg
+ Những con ca tung tăng bơi lội
+ Quanh hồ còn có Cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Ngọc Sơn
- Kỉ niệm của em với hồ Gươm
3. Kết bài
bài làm
tả về hồ gươm
rên mảnh đất Việt Nam. hình chữ "S" này có biết là bao nhiêu danh lam thắng cảnh, bao nhiêu là cảnh đẹp, nhưng nơi quen thuộc nhất thân thương nhất đối với em chính là Hồ Gươm Hà Nội.
Đến với thủ đô Hà Nội, người ta không chỉ bâng khuâng với lòng hiếu khách, sự lịch thiệp của con người tại mảnh đất hà thành mà còn bởi những danh thắng tuyệt đẹp. Hồ Gươm là một địa danh lừng tiếng như thế. Nơi đây nó ghi dấu những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc và trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử- đó là minh chứng cho bề dày truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Hồ nước xanh trong in bóng những rặng liễu đôi bờ. Trong lòng hồ Gươm, sinh vật phong phú tung tăng bơi lội tạo nhịp sống không ngừng. Dòng nước còn ánh chiếu sự trang nghiêm của kiến trúc cổ xưa là đền Tháp Bút, cây cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn, chúng tạo thành cụm di tích văn hóa độc đáo.
Vẻ đẹp của hồ Gươm thật khiến cho con người như đắm say hơn. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì hồ Gươm lại mang được mộ vẻ thật thanh bình và đẹp biết bao nhiêu. Ngay ở ven hồ thì có những rặng liễu như đu đưa cùng chị gió, những vườn hoa được trồng thật đẹp. Lại có cả những bồn hoa hình chiếc cốc thật vững chắc nở ra những bông hoa đầy màu sắc sặc sỡ biết bao nhiêu. Thế rồi ở hồ Gươm lại có chiếc cầu Thê Húc được coi chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên của mặt trời trong ngày. Đền Ngọc Sơn như nghi ngút khói hương tạo lên vẻ linh thiêng và trầm mặc. Ai đến với hồ Gươm dường như cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp yên bình giữ lòng thành phố này.
Mỗi người dân đất Việt dù đi đâu về đâu cũng luôn mong ngóng, luyến lưu những danh thắng của quốc gia. .Hồ Gươm là một di tích lịch sử quý báu và là một niềm tự hào của người dân Hà Nội. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô.
câu 2
Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.
Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.
Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?
Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.
Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vàng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đẩy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chãi, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. Những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy.
Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong trái tim tôi.
nếu thấy hay cho mik câu trả lời ahy nhất
mik xin cảm ơn