Câu 1: Lưu huỳnh có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?
A. -2; +4; +5; +6 B. -3; +2; +4; +6. C. -2; 0; +4; +6 D. +1 ; 0; +4; +6
Câu 2: So sánh tính chất cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta có
A. tính oxi hóa của oxi mạnh hơn lưu huỳnh B. tính khử của lưu huỳnh mạnh hơn oxi
C. tính oxi hóa của oxi như tính oxi hóa của S D. tính khử của oxi như tính khử của S
Câu 3: S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A. S + O2 → SO2 B. S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C. S + Mg → MgS D. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 + 3H2O
Câu 4: Ở nhiệt độ thường
A. O2 không oxi hóa được Ag, O3 oxi hóa được Ag.
B. O2 oxi hóa được Ag, O3 không oxi hóa được Ag.
C. Cả O2 và O3 đều không oxi hóa được Ag.
D. Cả O2 và O3 đều oxi hóa được Ag.
Câu 5: Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Ag và O3 B. CO và O2 C. Mg và O2 D. CO2 và O2
Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Khử trùng nước sinh hoạt. B. Chữa sâu răng.
C. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 7: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học. B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khí oxi không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Khí ozon màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
C. Ozon là một dạng thù hình của oxi, có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
D. Ozon và oxi đều được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại X cần vừa đủ 0,25m gam khí O2. X là
A. Al B. Fe C. Cu D. Ca
Câu 10: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?
A. H2S B. NH3 C. SO2 D. CO2
Câu 11: Chất nào sau đây tác dụng được với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường?
A. Hg B. Fe C. O2 D. H2
Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
B. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu trắng.
C. Lưu huỳnh có tính oxi hóa yếu hơn oxi.
D. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo muối sắt(II) sunfua.
Câu 13: Cho phương trình hóa học của phản ứng: S + H2SO4 (đặc) to → 3SO2 ↑ + 2H2O
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1:2 B. 1:3 C. 3:1 D. 2:1
Câu 14: Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O3, S. B. S, Cl2, Br2 C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca
Câu 15: Cho phản ứng hóa học của phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử. B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 16: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHS B. NaHSO4 C. NaHS D. KHSO3
Câu 17: Hấp thụ 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2S B. NaHS C. Na2S, NaOH D. Na2S, NaHS.
Câu 18: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2S B. NaHS C. Na2S, NaOH D. Na2S, NaHS
Câu 19: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2S B. NaHS C. Na2S, NaOH D. Na2S, NaHS
Câu 20: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. Na2S B. NaHS C. Na2S, NaOH D. Na2S, NaHS
Câu 21: Hấp thụ 2,24 lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X là A. 7,8 B. 11,8 C. 5,6 D. 4,0.
Câu 22: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. 23,4. B. 16,8. C. 28,8. D. 11,7
Câu 23: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. 23,4. B. 28,8 C. 33,6. D. 16,8
Câu 24: Hấp thụ 6,72 lít khí H2S (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Chất tan trong dung dịch X là A. 15,6. B. 16,8. C. 19,0. D. 21,2.
Câu 25: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là
A. 28% B. 56% C. 42% D. 84%