Câu 1: Một thanh kim loại có cán cầm bằng nhựa, sau khi cọ xát thanh kim loại này với mảnh polyetylen thì thanh kim loại này nhiễm điện dương. Mảnh polyetylen nhiễm điện gì? Vật nào nhận thêm Electron? vật nào mất bớt Electron? Khi đó các Electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào ?
- Mảnh Polyetylen nhiễm điện âm (-).
- Thanh kim loại nhận thêm electron.
- Mảnh Polyetylen mất bớt electron.
- Khi đó các electron dịch chuyển từ thanh kim loại sang mảnh Polyetlen hay từ cực dương sang cực âm.
Câu 2: Biết rằng lúc đầu cả tóc và lược nhựa đều chưa bị nhiễm điện, nhưng sau khi cọ xát tóc bằng lược nhựa thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện và cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi sau khi cọ xát, thì tóc nhiễm điện gì ? Vật nào nhận thêm Electron, vật nào mất bớt Electron ? Khi đó các Electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào.
- Sau khi cọ xát tóc nhiễm điện dương (+).
- Lược nhựa nhận thêm electron.
- Tóc bị mất bớt electron.
- Các electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa hay từ cực dương (+) sang cực âm (-).
Câu 3: Muốn mạ đồng, mạ vàng một bức tượng người ta dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? Bức tượng phải nối với cực nào của nguồn điện ? Cho vật cần mạ vào dung dịch nào ?
- Người phải dùng tác dụng hóa học của nguồn điện.
- Bức tượng phải nối với cực âm (-) của nguồn điện.
- Cho vật cần mạ vào dung dịch muối vàng.
Câu 4: Khi:
a/ Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b/ Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
Hiện tượng trên xảy ra như thế nào ?
- Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì hút nhau.
- Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì đẩy nhau.